- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cựu học sinh Amsterdam nuối tiếc thanh xuân: Học giỏi không là thước đo thành công
Khi đã trở thành NCS bậc tiến sĩ tại trường đại học hàng đầu Úc, cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam ao ước tái hiện lại mảng thanh xuân đã bị đánh mất.
- Cô Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam: "Vì chúng ta cần tiếp tục phải sống, phải tiếp tục động viên gia đình"
- Bộ GD-ĐT khẳng định trường THCS Hà Nội - Amsterdam và THCS Trần Đại Nghĩa không phải trường chuyên, cha mẹ tránh nhầm lẫn
- Tuyển sinh lớp 6 Trường chuyên Hà Nội Amsterdam: Ngoài xét tuyển học bạ "toàn điểm 10", thí sinh phải trải qua 3 bài kiểm tra
Thời gian gần đây, Đặng Nhật Minh (SN 1995, Hà Nội) bỗng nổi như cồn sau các bài viết chia sẻ về chuyện học tập tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, về công việc và cuộc sống ở hiện tại. Bài viết của cựu học sinh trường chuyên được nhiều phụ huynh và học sinh lan tỏa trên các hội nhóm và trang cá nhân.
Được biết, Đặng Nhật Minh từng học tập tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường đại học Swinburne, ARC SEAM (Úc). Nhật Minh cho biết đại đa số mọi người đón nhận nội dung câu chuyện mà anh đăng tải với năng lượng tích cực, tuy nhiên cũng có một bộ phận phản đối về cách giáo dục con cái nghiêm khắc của bố mẹ anh.
Bỏ qua những phản hồi tiêu cực, góc nhìn và bình luận của Minh thực sự khiến nhiều người phải suy ngẫm: Hóa ra phía sau thành công của một cựu học sinh trường chuyên luôn giữ vững thành tích lại có nhiều áp lực đến vậy.
“Các học sinh đứng đầu lớp chỉ chênh nhau 0.1 điểm tổng kết thôi”
Trao đổi với Đặng Nhật Minh, PV có cơ hội hiểu rõ hơn về những gì mà mỗi học sinh thường gặp phải khi học trong ngôi trường top đầu Hà Nội.
Theo cựu học sinh trường TPHT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đại đa số học sinh phải đối mặt với tâm lý ganh đua vì luôn nghĩ rằng mọi người xung quanh giỏi hơn mình. Sự ganh này đua không chỉ xuất phát từ điểm số, mà còn lan tỏa đến các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường.
Đặng Nhật Minh chia sẻ: “Khá kỳ lạ, mình hầu như không thấy có học sinh trung bình ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, các học sinh đứng đầu lớp chỉ chênh nhau có 0.1 điểm tổng kết thôi, nên chỉ cần chểnh mảng một tí là vị trí trạng nguyên sẽ bị soán ngôi mất. Thành ra công cuộc bảo vệ "vương miện" học tập cực kỳ khắc nghiệt. Đấy là ở cấp độ lớp, còn ở đội tuyển quốc gia thì còn kinh khủng hơn nhiều vì họ còn phải cạnh tranh với cả những cá nhân xuất sắc ở các trường khác, rồi các nước khác nữa”.
Chân dung cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Đặng Nhật Minh (Ảnh: NVCC)
Giống như Đặng Nhật Minh, các bạn học sinh trưởng thành trong môi trường giáo dục cao phải gánh vác rất nhiều kỳ vọng. Tiếp đó, phải kể đến sự ức chế khi không thể chia sẻ câu chuyện cá nhân với ai khác, tức là không thể bộc bạch mình đang bí bách ra sao, bị “ép ra bã” như thế nào.
Như trong bài viết được Nhật Minh chia sẻ trên Facebook cách đây không lâu, 9X cho biết đã từng chuẩn bị kịch bản xấu cho bản thân khi đối mặt với áp lực quá lớn.
“Mình từng soạn sẵn một đoạn thư tuyệt mệnh, cũng dự tính gửi cho bố đọc, mình còn cẩn thận mang thước ra đo lan can để nhảy sao chắc chắn hiệu quả và đã thử leo được một nửa đường thì dừng lại bởi tiếng mẹ mình gọi xuống ăn cơm tối”, Đặng Nhật Minh hài hước bộc bạch.
Cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam gây ấn tượng với phong cách trẻ trung, mái tóc xanh nổi bật khi chụp cùng các nghiên cứu sinh và các giáo sư tại Úc. (Ảnh: NVCC)
Đó chỉ là một lần trong rất nhiều lần Minh có suy nghĩ tiêu cực, thật may khi đó anh đã vực dậy tinh thần. Áp lực đứng đầu bảng đôi khi cũng khiến Đặng Nhật Minh suy sụp nhưng những tiêu cực đó chưa thật sự lấn át được tình yêu thương anh chàng dành cho bố mẹ. Minh nói rằng chính vì quá thương gia đình mà cậu bạn tạm hoãn hành động liều lĩnh.
Từng rất áp lực về điểm số và thành tích nhưng sau cùng Nhật Minh cho biết chúng thực sự chẳng có nhiều ý nghĩa. Anh nói: “Bảng điểm 12 năm học chẳng có tác dụng gì khi đi xin việc. 10 phẩy 3 môn toán, lý, hóa hay nhất nhì lớp suốt 12 năm cũng chỉ là miếng trầu bắt đầu câu chuyện”.
Nhật Minh không ngần ngại lấy ví dụ thực tế về những quán quân đường lên đỉnh Olympia, vẫn phải chật vật xin việc. “Một ví dụ điển hình nhất mà mình muốn kể, đấy là về quán quân Olympia (mình xin giữ kín tên em để tránh làm phiền). Em được coi là một trong những người giỏi nhất và nổi tiếng nhất của chương trình nhưng ở Swinburne thì rất chật vật trong việc xin thực tập”, Minh nói.
Minh nhấn mạnh rằng thành tích hay bảng điểm 12 năm học không phải là tất cả. GPA năm nhất, năm hai ở đại học và kỹ năng mềm mới thực sự giúp ích cho các bạn sinh viên.
Cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam "gato" với các bạn học sinh 6 phẩy
Trải qua 12 năm học với nhiều thành tích vượt bậc, trong đó có cả những thành tích quốc gia, vậy nhưng Đặng Nhật Minh luôn cho rằng mình đã lãng phí thanh xuân. Ngẫm lại, cậu bạn “con nhà người ta” ao ước được chơi net nhiều hơn, được cúp học, được yêu sớm,... thay vì phải cày bục mặt để giữ vững điểm số.
Đặng Nhật Minh kể: “Mỗi lần họp lớp, mình đều thấy chạnh lòng vì bạn bè hay kể lại kỷ niệm ngày xưa yêu đứa này đứa kia, bị phạt chạy vòng quanh sân trường mệt cỡ nào, rồi cúp học bị bảo vệ bắt tại trận ra sao, nhịn ăn sáng để mua vé ca nhạc ủng hộ thần tượng thế nào, còn mình thì chẳng kể được gì ngoài những ký ức ngồi một chỗ làm bài tập về nhà trong suốt giờ ra chơi”.
Nhật Minh đang hoàn thiện chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ ở Úc.
Hiện tại, dù đang là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ tại trường đại học danh giá ở Úc nhưng Nhật Minh tiếc nuối về những kiến thức Hóa học mà mình đã "cày cuốc", tốn nhiều công sức khi còn trên ghế nhà trường.
“Tuy mình chưa phải giáo sư nhưng cũng đã gần xong chặng đường nghiên cứu sinh, mình khẳng định núi bài tập hóa mà mình làm hồi cấp hai, cấp ba thì 90% chỗ đó chẳng có tác dụng gì cho việc nghiên cứu của mình cả. Nhất là mấy câu tìm chất, tính số mol, rồi nung khối lượng không đổi, toàn phi thực tế nhưng rất hay được đem ra đánh đố IQ học sinh”.
Đặng Nhật Minh cảm thấy hối hận vì đã phí hàng ngàn giờ ra chơi, có thể dành cho việc kéo co, đá cầu, đá bóng với bạn bè. Thay vì lẽ đó, Minh đành ngồi một chỗ giải những bài tập Hóa học.
Sau khi lên đại học, Nhật Minh kéo lại niềm vui "thanh xuân" bằng cách xem các bộ phim về tuổi học trò và các chương trình như "Ký ức vui vẻ", để tái hiện lại mảnh thanh xuân không có thực ấy.
"Học giỏi" không phải là thước đo thành công
Trong suốt quãng thời gian trao đổi với Đặng Nhật Minh, anh chia sẻ rất nhiều điều đề về gia đình, đặc biệt là chuyện “minh oan” cho bố. Trước đó, Nhật Minh từng kể về những lúc bố nghiêm khắc, ép làm bài, cấm chơi game bằng cách rút dây mạng,... Những chi tiết này khiến nhiều người lầm tưởng Nhật Minh đang “lên án” bố.
Thực chất là không phải thế, Đặng Nhật Minh khẳng định rằng mình rất yêu bố và luôn tự hào về gia đình. Minh nói: “Qua bao tháng năm thăng trầm, qua bao trận tranh luận nảy lửa với bố, mình càng thấu hiểu nỗi niềm mà ông dành cho mình hơn. Mình cũng cảm ơn bố mẹ đã ủng hộ mình theo đuổi sự nghiệp Hóa học đến giờ”.
Đặng Nhật Minh tự hào vì được trưởng thành cùng bố. (Ảnh: NVCC)
Nhật Minh hào hứng chia sẻ, anh hay tranh thủ thời gian rảnh, vận dụng kiến thức học được để tìm ra được các loại thực phẩm chức năng tốt nhất hay những thanh socola ngon nhất để gửi về nhà bồi bổ sức khỏe cho bố mẹ.
Đặng Nhật Minh cảm thấy may mắn vì được trưởng thành cùng bố. Giờ đây, hai bố con đã hiểu nhau hơn rất nhiều, việc bố đang cố gắng hội nhập với tư tưởng văn minh là điều ý nghĩa nhất với anh. Minh cho biết, anh có thể đi du học ngay từ sớm nhưng vẫn chọn dành vài năm ở nhà ăn bám bố mẹ, để được tận hưởng trọn vẹn thời gian bên gia đình trước khi bố mình về hưu.
Cuối cùng, khi được hỏi về sự thành công, Đặng Nhật Minh cho biết chưa thấy mình thành công ở điểm nào cả. Sự nghiệp học hành vẫn còn đang dang dở, vẫn còn bao công việc nghiên cứu cần giải quyết.
“Nhìn ra ngoài xã hội, mình vẫn luôn "gato" với các bạn kiếm tiền tỷ mỗi tháng sau mấy năm đi làm, đã cưới vợ cắp nách hai con khi còn đang trên ghế giảng đường, đã là người nổi tiếng sau một cuộc thi sắc đẹp hoặc đã là một đầu bếp nấu ăn rất ngon tại quán cơm của gia đình”, Nhật Minh cởi mở kể về trải nghiệm cá nhân.
Mỗi người thành công trong lĩnh vực của riêng họ, và với Nhật Minh, học giỏi không hoàn toàn là thước đo của sự thành công.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Giáo dục12 giờ trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục14 giờ trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục18 giờ trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục18 giờ trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục18 giờ trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục20 giờ trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục22 giờ trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục22 giờ trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
-
Giáo dục1 ngày trướcChuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
-
Giáo dục1 ngày trướcCư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...