- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lý do bố mẹ nên ngừng khen con mình thông minh ngay hôm nay
Lời khen “Con thông minh lắm” mà hầu như ông bố bà mẹ nào cũng dùng khi con đạt kết quả cao hay làm việc gì đó tốt có thể ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển của trẻ mà ít ai có thể ngờ tới.
Lời khen “Con thông minh lắm” mà hầu như ông bố bà mẹ nào cũng dùng khi con đạt kết quả cao hay làm việc gì đó tốt có thể ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển của trẻ mà ít ai có thể ngờ tới.
Khi con đạt điểm cao ở trường, chúng ta thường vô tư khen con ngay: “Ôi con thông minh quá!” nhưng vấn đề ở chỗ, đây có thể là điều tệ hại nhất mà bạn nói với con.
Những nhà giáo dục và bác sĩ tâm lý trẻ em hiện nay đều cho rằng lời
khen được cho là tích cực này lại đi liền với niềm tin rằng trẻ không
được mắc lỗi hay sai sót. Tờ báo The Atlantis đã nói về xu hướng loại
trừ dần lời khen này gần đây: “Khi chúng ta khen ngợi trẻ thông minh thì
những đứa trẻ đó sẽ tự nghĩ: “Tốt quá, mình thật thông minh”. Và sau
đó, khi những đứ trẻ này thất bại, chúng sẽ nghĩ: “Ôi không, hóa ra mình
chẳng thông minh tí nào, rồi mọi người sẽ nhận ra là mình chả có gì là
thông minh”. Từ đó, chúng sẽ tự hiểu đó chính là điều tồi tệ nhất và
cũng là một sự nguy hiểm cần phải tránh. Những đứa trẻ “thông minh” dần dần sẽ đặc biệt ngại mắc lỗi trong khi dám mắc lỗi là điều vô cùng quan trọng trong học tập và thành công”.
Khen con thông minh có thể khiến con ngại mắc lỗi và thử thách bản thân.
Trong thực tế, những đứa trẻ được đóng mác “thông minh” hay “tài năng”
thường ngại thách thức bản thân so với những đứa trẻ khác. Chúng có lẽ
cũng ít phạm lỗi hơn, nhưng chỉ vì chúng chỉ dám ở trong “vùng an toàn”
của bản thân, không trưởng thành và thích ứng với những thử thách mới.
Những kiểu trẻ “thông minh” nào dễ bị ảnh hưởng nhất?
Jo Boaler, một giáo sư Toán đến từ Đại học Stanford cho biết những kiểu suy nghĩ như vậy thường sẽ kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành và gây tác hại lớn nhất đối với những bé gái có kết quả cao.
Những bé gái là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi lối suy nghĩ cố định của cả xã hội.
Lý do là gì? Theo bà, đó đơn giản là bởi vì “những trẻ em gái thường bị
xã hội nói rằng chúng sẽ không học giỏi được Toán và những môn khoa học
như con trai. Và điều đó đồng nghĩa với việc những bé gái sẽ có thể
tránh thử thách bản thân ở môn Toán và những môn khoa học hơn và việc e
ngại mắc lỗi đó sẽ dẫn đến học hỏi cũng như tiến bộ bị giảm sút”.
Vậy bố mẹ nên nói gì thay vì khen con thông minh?
Câu hỏi được đặt ra là bố mẹ nên khuyên con như thế nào mà không kìm hãm sự phát triển của trẻ?
Thay vì khen những câu chung chung như “Con thông minh quá” thì hãy cố
làm cho lời khen của bạn trở nên cụ thể hơn trong từng tình huống như bố
mẹ có thể thử câu “Con làm tốt lắm” hay “Con đã cố gắng, chăm chỉ rất
nhiều và con đã làm được rồi này”.
Bố mẹ nên làm cho những lời khen của mình cụ thể hơn tùy vào từng trường hợp thay vì khen chung chung.
Giáo sư Boaler còn khuyên bố mẹ không nên chỉ khen mỗi khi con làm tốt mà ngay cả khi con làm không tốt hay bị điểm thấp, bố mẹ nên thể hiện sự thông cảm đối với con và trò chuyện với con vì như thế sẽ giúp con biết học từ những sai lầm. Bà giải thích: “Khi chúng ta cho con biết được rằng mắc lỗi không có gì là xấu và rằng những người thành công là những người không ngại mắc lỗi, nó có thể thay đổi cả cách nghĩ và quỹ đạo học tập và làm việc của trẻ”.
Theo Trí Thức Trẻ