5 điều một người mẹ Mỹ ngưỡng mộ cha mẹ Nhật trong cách nuôi dạy con

Từng có 5 năm sống ở Nhật, một bà mẹ Mỹ đã quan sát và rút ra được 5 điều vô cùng quý giá về cách cha mẹ Nhật nuôi dạy nên những đứa trẻ độc lập, tự tin và nề nếp.

Từng có 5 năm sống ở Nhật, một bà mẹ Mỹ đã quan sát và rút ra được 5 điều vô cùng quý giá về cách cha mẹ Nhật nuôi dạy nên những đứa trẻ độc lập, tự tin và nề nếp.

Maryanne Murray Buechner là một nhà văn tự do kiêm cố vấn biên tập đến từ Florida, Mỹ. Bà mẹ này cùng chồng và hai con đã sống ở Tokyo, Nhật Bản từ năm 2007 đến năm 2012 và quãng thời gian này đã cho cô rất nhiều bài học quý giá về cách cha mẹ Nhật dạy con.

Bà mẹ Mỹ Maryanne trong thời gian sống ở Nhật Bản.

Khoảng một năm sau khi tôi chuyển tới Tokyo với chồng và hai đứa con trai, đứa 6 tuổi đang đi trên đường thì bỗng nhiên biến mất. Không, bé không bị bắt cóc, và cũng không bị rơi vào cái hố nào cả. Chàng ta chỉ đơn giản là đi lang thang trong khi tôi đã không chú ý. Trong cuộc “chia ly” ngắn ngủi đó, dĩ nhiên là tôi đã rất lo lắng – tôi đến từ New York mà. Nhưng cuối cùng khi đã tìm thấy bé đang khóc sưng vù mắt bên ngoài một cửa hàng tiện lợi, tôi nói với bé rằng bé sẽ không bao giờ gặp một mối nguy hiểm nào thực sự, bởi vì chúng tôi đang ở Tokyo, và trẻ em độ tuổi đó lang thang mọi ngóc ngách các thành phố lớn một mình mọi lúc.

Trẻ em Nhật Bản rất tự lập và thường tự đi học một mình.

Đây là một trong những điều đầu tiên bạn học hỏi được về việc dạy con ở Nhật Bản: ngay cả trẻ nhỏ phải độc lập, tự chủ, đủ để tự đi học một mình, thậm chí tự bắt xe buýt hoặc tàu và tự qua các đường phố tấp nập. Tỷ lệ tội phạm cực thấp của Nhật cho thấy ở đây an toàn, và cảm giác chung của các bậc cha mẹ là cộng đồng đủ tin cậy để theo dõi chéo. Đó là lý do tại sao không ai khóa xe đạp của họ, và lý do tại sao phụ nữ lại để túi xách hàng hiệu trên ghế khi xếp hàng mua thức uống trong một quán cafe.

Trong 5 năm sống ở Tokyo, tôi đã thấy 5 điều vô cùng đáng ngưỡng mộ của những ông bố bà mẹ Nhật:

1. Họ không “tám” về con

Trong khi các bà mẹ Mỹ sẵn sàng "bô bô" về các rắc rối của con, thì phụ nữ Nhật Bản lại có xu hướng giữ chúng như chuyện cá nhân, họ chỉ chia sẻ với họ hàng/bạn bè thân nhất của họ. Và đơn giản chỉ là nhắc đến việc thằng nhóc con của bạn chơi cho đội bóng đá này có thành tích học tập ra sao cũng đều được coi như khoe khoang quá lố. Nhưng cũng đừng nhầm lẫn, dạy con ở Nhật Bản cũng siêu cạnh tranh, và có rất nhiều áp lực nếu muốn con chắc chắn được nhận vào các trường tốt, ví dụ như việc chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh là hết sức nghiêm túc.

Những bà mẹ Nhật không mấy khi "tám" về con mình với người khác.

2. Cha mẹ Nhật kèm cặp con sát sao, nhưng không gần gũi thái quá

Bạn có thể cho đứa con 6 tuổi đi một mình ra ngoài, nhưng việc kèm cặp con vẫn cần được chú trọng. Các bà mẹ thường đưa con của họ đi khắp mọi nơi, bằng nôi hoặc xe đẩy, cho phép chúng chạy quanh nhà, ra cửa hàng, thậm chí đi xe đạp ngang qua thị trấn. Việc gần gũi với con như thế này là sự thể hiện của tình thương yêu, nhưng họ lại tuyệt đối không hôn hoặc ôm.

Trong hầu hết các gia đình, họ thường ngủ cùng nhau, với mẹ nằm ở một bên đệm, cha bên đối diện và con ở giữa, một sự sắp xếp tương tự như chữ sông trong tiếng Nhật (川) và nếp ngủ này được tiếp tục cho tới trước độ tuổi đến trường của con.

Và bạn sẽ thấy rất nhiều bà mẹ đem theo con nhỏ đến ngâm mình trong nhà tắm công cộng. Người Nhật gọi nó là "skinship" – khỏa thân trong suối nước nóng. Tại Nhật Bản, việc tất cả trẻ em ở độ tuổi nhỏ đều cùng tắm với bố mẹ là một điều vô cùng hiển nhiên, không chỉ tắm chung ở phòng tắm công cộng mà còn tắm chung tại nhà. Điều ngạc nhiên hơn nữa là nhiều trẻ em Nhật tắm chung với bố mẹ cho đến năm học cấp 2. Phụ huynh Nhật quan niệm bên cạnh việc ăn uống thì thời gian tắm chính là thời điểm bố mẹ, con cái trò chuyện với nhau về những việc diễn ra trong ngày, đồng thời bố mẹ Nhật cũng tranh thủ lúc tắm để dạy dỗ con, trong đó có việc giảng dạy về giới tính.

3. Kiềm chế các biểu hiện bản ngã của con trẻ

Đây là một thông điệp cha mẹ Nhật truyền đạt cho con cái của họ ngay từ đầu: luôn luôn nghĩ đến người khác và hành động phù hợp để giúp gìn giữ hòa khí. Bất cứ nơi nào chúng tôi ở, trong một nhà hàng hay bảo tàng hoặc siêu thị, đường cho người đi bộ hoặc đường mòn leo núi, tôi thích nhìn thấy trẻ em Nhật Bản bình tĩnh và điềm đạm trong khi mấy đứa con của tôi thì xô đẩy nhau, tám chuyện ầm ĩ. Và bạn cũng không cần phải hét lên để nói chuyện giữa một đám đông ở Tokyo.

4. Hết sức chu đáo khi chuẩn bị đồ ăn cho con

Các bà mẹ Nhật Bản đặt ra các tiêu chuẩn rất cao cho các món ăn trong hộp cơm của con cái. Họ dậy sớm để chuẩn bị các món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa có tính thẩm mỹ. Mỗi hộp cơm bento không chỉ đầy đủ chất dinh dưỡng với cơm, cá, rau, thịt... mà còn giống như những món quà thú vị mà mỗi bà mẹ Nhật muốn gửi gắm cho con, mong mang lại niềm vui, sự bất ngờ cho con.

Nhìn vào mỗi hộp cơm bento cầu kì, bắt mắt đủ thấy được sự quan tâm và thương yêu đong đầy của những bà mẹ Nhật. Vì thế, với trẻ em Nhật, việc mang theo hộp cơm trưa do mẹ tự tay chuẩn bị luôn là một niềm vui, niềm tự hào nho nhỏ hàng ngày. Còn với các bà mẹ, đó cũng giống như một cách để trao yêu thương cho con.

Hộp cơm bento
Những hộp cơm trưa cho trẻ thế này thường được chuẩn bị vô cùng kỳ công.

5. Nghiêm túc với những câu chuyện cổ tích

Những lễ hội diễn ra trong suốt cả năm và rất được chú trọng.

Cha mẹ Nhật chia sẻ những câu chuyện và nhân vật trong truyền thuyết Nhật Bản và đánh dấu các ngày lễ hội phổ biến một cách nghiêm túc. Có rất nhiều lễ hội diễn ra trong suốt cả năm, như Tengu Matsuri tôn vinh một con yêu tinh mũi dài, và Setsubun, một ngày để đuổi yêu tinh Oni bằng cách ném một nhúm đậu nành khô. Những bậc phụ huynh rất nghiêm túc với những câu chuyện như vậy, chứ không chỉ coi nó như là những câu chuyện của trẻ con.

Theo Trí Thức Trẻ


Dạy con kiểu Nhật

kỹ năng làm cha mẹ

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.