- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
10 cách rèn con thông minh được khoa học chứng minh
Dưới đây là 10 cách nuôi dạy con thông minh đã được khoa học chứng minh bằng các nghiên cứu.
Dưới đây là 10 cách nuôi dạy con thông minh đã được khoa học chứng minh bằng các nghiên cứu.
1. Học nhạc
Các nghiên cứu khẳng định rằng học nhạc giúp trẻ thông minh hơn bởi khi so sánh những đứa trẻ ở nhiều nhóm khác nhau thì những trẻ ở nhóm học nhạc có IQ cao hơn. Mặc dù, sự thật là âm nhạc hữu ích với tất cả mọi người, bất kể già hay trẻ.
Hiện tại, một nghiên cứu của ĐH Northwestern cho thấy học nhạc mang lại lợi ích khi học Ngữ pháp bằng cách bù đắp một số tác hại của việc lão hóa.
2. Tập thể dục
Sau khi tập thể dục, chúng ta có thể học từ mới nhanh hơn 20%.
Thật vậy, trong một nghiên cứu về con người vào năm 2007, các nhà nghiên cứu của Đức phát hiện ra rằng sau khi tập thể dục con người học từ mới nhanh hơn 20% trước khi tập.
Một chế độ tập luyện kéo dài 3 tháng trở lên sẽ làm tăng tuần hoàn máu đến các khu vực não bộ tập trung bộ nhớ và học tập khoảng 30%.
Trong nghiên cứu này, một nhóm tình nguyện viên đã được yêu cầu tập luyện 3 tháng, sau đó não của họ được chụp lại. Kết quả cho thấy khối lượng mao mạch ở khu vực bộ nhớ tăng lên 30% - một thay đổi đáng kể.
3. Đừng đọc sách cho trẻ, mà hãy đọc cùng chúng
Nếu bạn có con đang học đọc, thì đừng để chúng nhìn chằm chằm vào hình ảnh trong sách trong khi bạn đọc hết cho chúng nghe.
Hãy đề nghị trẻ chú ý tới phần chữ. Hãy đọc cùng con. Nghiên cứu cho thấy hoạt động này giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc hiểu.
4. Thiếu ngủ là kẻ thù với não bộ
Thiếu 1 giờ ngủ sẽ khiến não một trẻ lớp 6 chỉ bằng một trẻ lớp 4.
“Thiếu 1 giờ ngủ tương đương với mất 2 năm trưởng thành và phát triển nhận thức” – một nghiên cứu khẳng định.
Có mối tương quan giữa điểm số và số giờ ngủ trung bình.
Những học sinh đạt điểm A trung bình ngủ nhiều hơn học sinh điểm B khoảng 15 phút, và học sinh điểm B ngủ nhiều hơn học sinh điểm C khoảng 15 phút.
5. IQ không có ý nghĩa gì nếu không có kỷ luật
Kỷ luật đánh bại IQ trong việc dự đoán ai sẽ thành công trong cuộc sống sau này.
Cuốn sách xuất sắc của tác giả Charles Duhigg – The Power of Habit: Why We Do What We Do In Life and Business viết:
Hàng chục nghiên cứu cho thấy sức mạnh ý chí là thói quen vô cùng quan trọng cho sự thành công cá nhân. Những học sinh có ý chí cao có xu hướng đạt điểm cao hơn và vào được nhiều trường uy tín hơn. Họ ít khi bỏ học, dành ít thời gian hơn cho tivi, dành nhiều thời gian hơn cho việc học bài. “Những học sinh có tính kỷ luật cao đạt kết quả học tập tốt hơn bạn cùng lứa” – các nhà nghiên cứu viết. “Tính kỷ luật dự báo thành tích học tập rõ ràng hơn chỉ số IQ. Tính kỷ luật cũng dự đoán được học sinh nào sẽ tiến bộ trong suốt năm học, trong khi IQ thì không thể… Tính kỷ luật có ảnh hưởng tới thành tích học tập rõ ràng hơn tài năng trí tuệ”.
6. Sự kiên trì quan trọng hơn IQ
Theo cuốn How Children Succeed: Sự kiên trì là một đặc điểm có thể dự đoán thành công trong sự nghiệp. Những người có tính kiên trì cao thường đạt điểm số cao hơn, họ ít phạm tội hơn, hôn nhân của họ lâu bền hơn. Họ sống lâu hơn – không phải chỉ vì họ hút thuốc và uống rượu ít hơn. Họ ít bị đột quỵ hơn, ít bị áp huyết cao hơn và tỷ lệ mắc bệnh Alzhermer thấp hơn.
Thế nhưng, ai mới là người xuất sắc nhất trong cuộc sống? Đó là những đứa trẻ có lòng kiên nhẫn.
Dấu hiệu dự báo thành công tốt nhất – theo các nhà nghiên cứu – là sự bền bỉ, kiên trì theo đuổi những mục tiêu lâu dài.
7. Ăn uống lành mạnh đúng thời điểm
Nhìn chung, sẽ tốt hơn nếu trẻ ăn uống lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy ăn uống có thể tạo sự khác biệt trong điểm số.
“Ai cũng biết rằng bạn nên ăn sáng vào ngày có bài kiểm tra quan trọng. Nghiên cứu nói rằng, thực phẩm chứa carbonhydrate cao, nhiều chất xơ và thực phẩm chậm tiêu hóa như bột yến mạch là tốt nhất”.
8. Đứa trẻ hạnh phúc = đứa trẻ thành công
Những đứa trẻ hạnh phúc có xu hướng trở thành những người thành đạt cao hơn.
“Hạnh phúc là một lợi thế rất lớn trong một thế giới đề cao thành tích. Thường thì những người hạnh phúc thành công hơn những người không hạnh phúc trong cả sự nghiệp và tình yêu. Họ có bản đánh giá thành tích tốt hơn, có nghề nghiệp uy tín hơn và có mức lương cao hơn. Họ cũng có xu hướng thỏa mãn với hôn nhân hơn. Và yếu tố đầu tiên làm nên một đứa trẻ hạnh phúc là gì? Hãy là những bậc phụ huynh hạnh phúc”.
9. Môi trường sống và học tập
Gen di truyền của cha mẹ rõ ràng là có ảnh hưởng lớn tới đứa trẻ. Nhưng cách bạn nuôi dạy con thì sao?
Những đứa trẻ được nhận nuôi gần như chẳng có chút tương đồng nào về tính cách, kỹ năng trí tuệ với những người nuôi chung, cho chúng ăn, cho chúng mặc, đọc sách cho chúng nghe và yêu thương chúng suốt 16 năm. Vậy cái gì ảnh hưởng lớn nhất tới hành vi của một đứa trẻ? Đó chính cộng đồng xung quanh đứa trẻ.
Chúng ta thường chỉ nói về mặt tiêu cực của áp lực đồng lứa, mà quên mất mặt tích cực.
Sống trong một khu dân cư tốt, học ở một ngôi trường tốt, kết bạn với những đứa trẻ tốt có thể mang lại sự khác biệt lớn.
Cách dễ nhất để một sinh viên cải thiện điểm GPA là gì? Hãy chọn một bạn cùng phòng xuất sắc.
Nhà kinh tế học Bruce Sacerdote đã thực hiện một nghiên cứu với các sinh viên ĐH Dartmouth về sức ảnh hưởng của bạn cùng lứa. Ông phát hiên ra rằng khi những sinh viên có điểm trung bình thấp được ghép chung phòng với những sinh viên điểm cao, thì điểm số của họ cũng tăng lên. Theo các nhà nghiên cứu, những sinh viên này có thể “lây nhiễm cho nhau cả những thói quen học tập tốt và xấu”.
10. Tin vào trẻ
Tin rằng trẻ thông minh hơn khả năng của chúng cũng sẽ tạo ra sự khác biệt.
Khi giáo viên được các nhà nghiên cứu nói rằng có một số đứa trẻ thông minh hơn thì những đứa trẻ này cũng thể hiện tốt hơn, mặc dù chúng chỉ được chọn ngẫu nhiên.
Năm 1968, Rosenthal và Lenore Jacobson đã thực hiện một nghiên cứu tương tự ở một lớp học. Họ nói với các giáo viên tiểu học rằng họ có những học sinh nổi bật hơn trong lớp, mặc dù những đứa trẻ này được chọn hoàn toàn ngẫu nhiên. Các nhà nghiên cứu hoàn toàn không tác động bất cứ điều gì trong việc chọn lựa. Tuy nhiên, đến cuối năm học, 30% trẻ được chọn ngẫu nhiên đạt điểm IQ trung bình cao hơn 22 điểm, và hầu hết cao hơn ít nhất 10 điểm.