12 bí quyết hữu ích nhất cha mẹ cần nhớ để bảo vệ con

9/10 đứa trẻ từ 7 đến 9 tuổi) không biết số điện thoại của bố mẹ. Hãy thử nghĩ đến tình huống nào sẽ đến với con khu chúng bị lạc khỏi bố mẹ và không mang theo điện thoại.

Trong 2 năm 2014 -2015, tôi đã thực hiện không dưới 100 khoá huấn luyện về sự an toàn cho trẻ. Tôi đã phỏng vấn khoảng 3000 đứa trẻ để hỏi chúng hình dung về một tội ác là như thế nào, và chúng sẽ làm gì trong tình huống gặp nguy hiểm.

“Thưa các ông bố, bà mẹ!

Đây là thời điểm để nói về những điều thực sự quan trọng. Trong 2 năm 2014 -2015, tôi đã thực hiện không dưới 100 khoá huấn luyện về sự an toàn cho trẻ. Tôi đã phỏng vấn khoảng 3000 đứa trẻ để hỏi chúng hình dung về một tội ác là như thế nào, và chúng sẽ làm gì trong tình huống gặp nguy hiểm.

Và đây là kết quả nghiên cứu của tôi:

- 9/10 đứa trẻ từ 7 đến 9 tuổi) không biết số điện thoại của bố mẹ. Hãy thử nghĩ đến tình huống nào sẽ đến với con khu chúng bị lạc khỏi bố mẹ và không mang theo điện thoại

- 19 trên 20 đứa trẻ sẽ sẵn lòng giúp mọi người xa lạ, kể cả đưa đồ ra xe với ông/bà ta mà không hề nghi ngờ

- 10/10 đứa trẻ tiểu học xem những người trên 40 tuổi như những người già cần giúp đỡ

- Tất cả những đứa trẻ đều tin tưởng những người lớn mà chúng đã biết, dù chỉ gặp 1 lần, là hàng xóm hoặc bạn của cha mẹ

Và một phần nhỏ trong nghiên cứu mà tôi tìm thấy: Hãy nhớ tất cả tội phạm thực sự đều không đáng ngờ. Trong mọi trường hợp, chúng cố gắng không để bản thân bị chú ý từ lời nói, hành vi đến vẻ bề ngoài. Chúng có thể là một người lịch sự, một gã đàn ông ăn mặc bảnh bao hoặc một phụ nữ xinh đẹp, thậm chí là một ông già.

bí quyết, nuôi dạy con, bảo vệ con, nuôi con, cha mẹ Việt, nghiên cứu
Ảnh minh họa

Nhiệm vụ của cha mẹ là dạy bọn trẻ không chống lại/ phản ứng lại khi bị khiêu khích và không đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì với người lạ. Bạn nên giải thích với con mình về trường hợp nguy hiểm là gì, và quan trọng nhất là hãy làm sao để con có thể nói với bạn mọi thứ con làm khi không có bố mẹ bên cạnh

Dưới đây là 12 luật “an toàn” mọi cha mẹ cần nhớ

1, Đưa cho con bạn những chỉ dẫn tích cực thay vì tiêu cực. Khơi dậy, nuôi dưỡng ý thức tự giác cao cho con bạn

Hãy nói với con những điều nên làm thay vì những điều không nên làm. Ví dụ cha mẹ nên nói: "Con hãy luôn luôn nói với mẹ về một người nào đó muốn tặng con quà, đồ chơi hoặc đề nghị con đi đâu đó với họ” hơn là “không bao giờ lấy bất cứ thứ gì từ người lạ”

Hãy nói: "Mẹ tin con, con sẽ làm điều đó” thay vì “Con sẽ không quên, hãy hứa với mẹ như thế”. Hãy khen ngợi con bạn ngay cả với thành công nhỏ nhất

2, Hãy nghĩ ra những trò chơi thú vị, qua đó dạy con những cách giải quyết cơ bản khi gặp một tình huống nào đó. Ví dụ hãy giả định những tình huống và chỉ cho con bạn cách cư xử như thế nào

- Cách trả lời điện thoại

- Làm gì khi có ai đó bấm chuông

- Nói “không” như thế nào

- Cho con bạn cơ hội có thể tìm một nơi an toàn nhất trên đường đến trường

- Chỉ cho con bạn nơi nào có thể chạy đến nếu một người lạ bắt đầu đeo bám con trên đường

- Hỏi con bạn người nào có vẻ khả nghi đối với con và người nào đáng tin cậy đối với con

Đầu tiên hãy nhập vai chỉ dẫn cho con, sau đó đổi lượt, con sẽ quay lại đóng vào vai bố mẹ. Làm đi làm lại những tình huống này thì con sẽ nhớ

3, Hãy nói với con về sự an toàn bất cứ khi nào bạn có cơ hội, khi bạn bước vào thang máy, đỗ xe trong hầm hay đi bộ trong công viên

4, Luôn luôn hỏi hoặc nhìn thấy khách qua camera rồi mới mở cửa. Luôn luôn khoá cửa khi ra ngoài.

5, Cho con học thuộc địa chỉ nhà và số điện thoại. Dạy con làm sao để sử dụng nút bấm điện thoại. Hoặc dạy con sự chú ý, tập trung qua cách nhớ biển số xe, nhớ tên siêu thị, hàng quán quanh nhà….

6, Dạy con người lạ không nên chạm vào người con. Bạn có thể nói "Mỗi người đều có một không gian cá nhân riêng tư, và chỉ có những người thân thiết nhất hoặc bạn nhất có thể được phép bước đến. Người thân nhất của con chính là bố mẹ”.

7, Đừng tránh những chủ đề nhạy cảm: Hầu hết cha mẹ không nói với con họ về bắt cóc, lạm dụng, xâm hại tình dục. Đó là một sai lầm. Thực tế, bằng cách nói với con về những chủ đề đó, bạn sẽ khiến con mình tin tưởng cha mẹ hơn.

8, Dạy con sống độc lập hơn

Hãy dạy con cách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, ngay cả khi chỉ có một mình. Có thể bạn sẽ lo sợ điều này, nhưng bằng cách dạy con như vậy, tính độc lập, có trách nhiệm và tự tin sẽ phát triển trong con.

9, Hãy chỉ ra điểm yếu của bạn. Hãy làm bạn với con mình. Và nhớ là những người bạn thực sự có thể nói chuyện về mọi thứ. Đừng e ngại khi nói với con về yếu điểm, sai lầm của mình. Những cuộc trò chuyện như vậy sẽ khiến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái thêm bền chặt

10, Tôn trọng các thoả ước

Hãy đặt ra một quy tắc: Nếu con xin phép trước, có thể, con sẽ được chấp nhận. Nhưng nếu con lừa dối, con sẽ nhận hình phạt. Hãy giải thích cho con bạn biết là sự thoả thuận chính là để có được điều tốt nhất cho hai phía

Cha mẹ thân mến, chúng ta không thể bảo vệ con của chúng ta mọi lúc, mọi nơi. Nhưng chúng ta có thể trang bị cho con những công cụ để chúng tự bảo vệ mình.

Theo Vietnamnet

kỹ năng làm cha mẹ

kỹ năng sống

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.