- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quy tắc an toàn cho bản thân cha mẹ dạy con càng sớm càng tốt
Làm thế nào để giúp con biết cách đối phó, xử lí khi gặp người lạ? Làm thế nào để con trở nên thận trọng một cách hợp lí mà không khiến con sợ hãi và hoang mang?
Tình trạng bắt cóc trẻ em hay dụ dỗ trẻ bằng nhiều phương thức khác nhau gần đây đã trở thành những hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ và cả xã hội. Có rất nhiều hình thức mà những kẻ dụ dỗ thường áp dụng như những lời ngọt ngào, những cái bẫy tinh vi... nhưng con trẻ thì lại vô tư không nhận ra được những mối nguy hiểm đang rình rập.
Làm thế nào để dạy con biết cách đối phó, xử lí khi gặp những tình huống đó? Làm thế nào để con trở nên thận trọng một cách hợp lí mà không khiến con sợ hãi và hoang mang?
Dạy con nắm vững những điều cơ bản
Đơn giản chỉ cần giải thích cho con hiểu là trong bất kì trường hợp nào
con cũng không nên đi theo một người lạ là đủ. Ảnh minh họa |
Giải thích cho con hiểu rằng không phải tất cả người lạ đều đối xử tốt với trẻ em. Người lớn nên lựa chọn từ ngữ thật cẩn thận và sử dụng những từ ngữ mà chắc chắn con có thể hiểu. Có thể con sẽ hỏi những câu như “Nếu con đi với người lạ thì sẽ làm sao?”. Hãy ngăn ý nghĩ dọa cho con khiếp sợ bằng những câu chuyện khủng khiếp về những đứa trẻ bị tấn công, bắt cóc và sát hại. Điều đó chỉ khiến trẻ thêm lo sợ và đến một mức độ nào đó có thể khiến con không bao giờ dám bước chân ra khỏi cửa nhà nữa. Thay vào đó, hãy đưa ra một lời giải thích đơn giản chẳng hạn như: “Người lạ có thể làm con bị đau đấy.” Nói cho con hiểu rằng không thể nhận biết được một người lạ là xấu xa, tốt bụng hay hào phóng khi nhìn vào họ.
Tuy nhiên, cũng không có lí gì lại cấm con không bao giờ được nói chuyện với người lạ là điều không thể. Đơn giản chỉ cần giải thích cho con hiểu là trong bất kì trường hợp nào con cũng không nên đi theo một người lạ là đủ.
Thêm vào đó, cha mẹ nên đưa ra một số ví dụ thực tế như: "Đừng nắm lấy tay của người mà con không quen khi đang ở trên đường hoặc công viên", "Đừng bao giờ nhận hay ăn kẹo từ người con không biết khi ba mẹ không có mặt ở đó", "Không bao giờ ngồi vào xe hay ô tô của người mà con không hề biết".
Những ví dụ cụ thể như thế sẽ khiến con hiểu rõ vấn đề hơn bao giờ hết. Hãy nhắc nhở con thường xuyên và nếu trẻ có thắc mắc thì cứ để con hỏi nhiều như con muốn.
Khi con cần sự trợ giúp
Dạy con biết cách tìm đến người nào an toàn để hỗ trợ khi cần. Ảnh minh họa |
Nói với con về những điều cần làm khi rơi vào tình huống bị lạc khỏi mẹ khi đang ở trong trung tâm mua sắm hay siêu thị. Hãy đảm bảo con có thể đọc số điện thoại của mẹ và địa chỉ khi được hỏi. Còn trong trường hợp con nhìn xung quanh và không thấy bạn ở trong cửa hàng, bảo con nên đi đến quầy tính tiền gần nhất và nói với “người thu tiền” đó là con bị lạc. Nếu con không thể tìm thấy cửa hàng nào thì hãy nhờ sự trợ giúp của cảnh sát hoặc người nào đó mặc đồng phục cơ quan.
Hơn thế nữa, thảo luận về quyền riêng tư với con cũng là một điều rất cần thiết. Hãy nhấn mạnh rằng không ai có quyền chạm vào con nếu con không thích hoặc cảm thấy không thoải mái. Trẻ có thể hoàn toàn hiểu được cái ôm từ cha mẹ là điều có thể thể chấp nhận được nhưng điều đó là không thể đối với người lạ.
Phụ huynh cũng nên giải thích cho con biết không ai được phép chạm vào các khu vực nhạy cảm trên cơ thể con và phải cho ba mẹ biết ngay lập tức nếu có chuyện đó xảy ra. Giảng giải sao cho trẻ hiểu giữa cha mẹ và con cái không nên giữ bí mật về chuyện gì cả, thậm chí nếu người khác có bắt con phải giữ im lặng về những gì đã làm với con.