20 việc giáo viên tiểu học khuyên cha mẹ nên làm trong ngày đầu tiên con vào lớp 1

Ngày đầu tiên đến trường, bé sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy mẹ hãy làm theo những lời khuyên sau đây để giúp bé tự tin và thoải mái hơn.

Ngày đầu tiên đến trường, bé sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy mẹ hãy làm theo những lời khuyên sau đây để giúp bé tự tin và thoải mái hơn.

Đi học lớp 1 là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời bé. Bé sẽ được gặp gỡ với nhiều bạn bè, học hỏi thêm nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên, ngày đầu tiên đến trường sẽ là một thử thách khá lớn với bé khi bé phải rời xa vòng tay chăm sóc của bố mẹ.

Để giúp bé hòa nhập với môi trường mới tốt hơn, các giáo viên tiểu học đã đưa ra 20 lời khuyên cho bố mẹ trong việc chuẩn bị cho ngày trọng đại này:

Bố mẹ hãy quy ước kí hiệu ngầm với bé. (Ảnh minh họa)

1. Bé có thể sẽ sợ hãi khi lần đầu đi học và không dám nói với bố mẹ. Để giúp bé bộc lộ cảm xúc tốt hơn, mẹ hãy quy định với bé các kí hiệu ngầm như véo ngón tay mẹ nghĩa là con sợ, ôm mẹ nghĩa là con yêu mẹ. Điều này sẽ giúp bé được trấn an và bớt bối rối khi đến môi trường mới.

2. Khi ở nhà, mẹ có thể cho bé thực hành ăn cơm với hộp cơm trưa trước. Mẹ sẽ hướng dẫn bé nên ăn thế nào, sau khi ăn thì cái gì cần vứt vào thùng rác và cái gì cần giữ lại mang về nhà.

3. Đảm bảo giáo viên có hai số điện thoại liên lạc chính xác với bố mẹ. Điều này để đề phòng khi có biến cố xảy ra, giáo viên có thể liên lạc nhanh chóng với gia đình.

4. Nếu bé có ống hít hen suyễn thì giáo viên cần biết điều đó. Mẹ hãy dán nhãn nhận biết ống hít của con và hướng dẫn thầy, cô giáo cách sử dụng. Đối với bất kì trường hợp nào đặc biệt về sức khỏe của bé, mẹ đều phải nói với thầy cô.

5. Gặp gỡ, nói chuyện với ít nhất một phụ huynh mới trong lớp bé. Mẹ sẽ có người để chia sẻ về chuyện học hành, trường lớp của bé.

6. Dạy bé cách cởi áo khoác, treo lên móc và mặc lại. Điều này sẽ giúp bé tự lập hơn trong giờ nghỉ.

7. Vào buổi học đầu tiên, hãy chỉ cho bé chỗ rửa tay để bé có thể rửa tay khi cần.

8. Nếu bé có sổ liên lạc, hãy điền vào bìa trước những thông tin cần thiết như địa chỉ nhà, số điện thoại bố mẹ. Như vậy khi cần, nhà trường có thể gọi cho bố mẹ.

9. Mẹ nên dán nhãn vở vào mọi thứ của bé để bé biết đó là đồ đạc của mình. Tuy nhiên khi dán nhãn sách cần tránh đè lên phần tên sách để bé dễ nhận biết sách.

Mẹ nhớ liệt kê những thứ bé dị ứng cho cô giáo. (Ảnh minh họa)

10. Nếu bé bị dị ứng gì đó thì mẹ hãy làm một thẻ nhỏ và liệt kê những thứ bé bị dị ứng. Giáo viên có thể lấy để trên bàn làm việc và thông báo cho những người khác để chăm sóc bé đúng cách.

11. Mẹ có thể dạy bé viết tên của mình. Điều này giúp bé có thể tự dán nhãn các đồ vật cá nhân.

12. Nhiều trường cho học sinh xếp hàng trước khi vào lớp. Đó là thời gian để bé gặp gỡ bạn bè mới vì vậy mẹ nhớ đưa bé đến đúng giờ.

13. Trong tuần đầu hãy cho bé đi giày thoải mái, thuận tiện cởi ra và đeo vào.

14. Kiểm tra cặp sách của bé trong những ngày đầu tiên vì có thể có thư từ của nhà trường gửi về cho phụ huynh.

15. Ngày đầu tiên mẹ không cần quá chú ý vào việc đóng đủ tiền đóng góp cho nhà trường mà nên tập trung vào bé. Tiền phí đóng góp có thể đóng vào ngày hôm sau.

16. Bé có thể bị kiệt sức sau ngày đầu tiên đến trường. Vì vậy mẹ có thể cho bé ngủ một lúc sau khi về nhà.

17. Các ông bố không cần ngại ngùng khi đưa con đi học. Đưa đón con không phải là việc riêng của phụ nữ.

18. Khi bố mẹ tạm biệt bé để đi về thì cần giải thích với bé rằng mình sẽ quay lại đón bé khi giờ học kết thúc. Điều này giúp bé an tầm rằng mình không bị bỏ rơi.

19. Đừng lo lắng khi thấy bé khóc. Nước mắt không có gì xấu và bố mẹ không hề làm gì sai. Bé chỉ hơi bỡ ngỡ vì lần đầu đi học.

20. Bố mẹ cố gắng không khóc trước mặt bé. Hãy tận hưởng ngày đầu tiên bé đi học. Bé con đã lớn hơn và trưởng thành hơn một chút rồi.


Theo Khám Phá


con vào lớp 1

vào lớp 1

chuẩn bị cho con vào lớp 1


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.