5 kiểu phụ huynh đễ khiến thầy cô giáo phiền lòng

Gọi điện thoại cho thầy cô giờ nghỉ trưa hay luôn bênh con chằm chặp có thể khiến cha mẹ bị đưa vào danh sách phụ huynh “không thể yêu thương nổi” của các thầy cô.

Gọi điện thoại cho thầy cô giờ nghỉ trưa hay luôn bênh con chằm chặp có thể khiến cha mẹ bị đưa vào danh sách phụ huynh “không thể yêu thương nổi” của các thầy cô.

Bé vào năm học mới, bên cạnh việc quan tâm đến chuyện con cái đi học thế nào, tiếp thu bài vở ra sao, việc bố mẹ tương tác với thầy cô của bé cũng rất quan trọng vì thầy cô chính là cầu nối giúp bố mẹ nắm bắt tình hình của con cái để có cách nuôi dạy cho phù hợp. Hãy cẩn thận trong cách ứng xử nếu không muốn bị liệt vào danh sách những kiểu cha mẹ làm giáo viên phải “sợ” dưới đây:

1. Kiểu phụ huynh “con tôi là nhất”

Nhiều ông bố bà mẹ luôn luôn nghĩ rằng con mình không bao giờ làm sai điều gì cả. Nếu con bị phạt, bị khiển trách, bị phê bình ở trường, hẳn là đã có sự bất công nào đó xảy ra. Cha mẹ cần phải chấp nhận sự thật rằng luật lệ đặt ra ở trường áp dụng cho mọi đứa trẻ, kể cả con của họ. Con của bạn rất đặc biệt, nhưng mọi trẻ em khác trong lớp cũng đều thế cả. Con bạn không thể đặc biệt đến mức không phải làm bài tập về nhà hay đến trường muộn giờ. Mọi đứa trẻ đều là cả thế giới trong mắt của bố mẹ chúng nhưng khi đã đến trường thì trẻ phải tuân thủ đúng nguyên tắc nhà trường đề ra.

Kiểu phụ huynh luôn cho rằng "con mình là nhất", con bị phạt là có sự bất công thường khiến các thầy cô mệt mỏi.

2. Kiểu phụ huynh “vô hình”

Mặc dù tên của những người này có trong danh sách phụ huynh nhưng có thể cả năm thầy cô chủ nhiệm của con chẳng gặp được một lần, dù đó là buổi khai giảng đầu tiên hay ngày họp phụ huynh. Nhiều khi thầy cô muốn gọi điện thoại để trao đổi về tình hình học tập của con em họ trên lớp nhưng khả năng liên lạc được hầu như rất thấp. Thông thường thầy cô sẽ thông cảm và linh hoạt hơn cho những ông bố bà mẹ như thế này vì có thể công việc của họ quá bận rộn nhưng việc bố mẹ quan tâm đến chuyện con cái hay không ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của trẻ.

3. Kiểu phụ huynh “không giới hạn”

Không cứ là thầy cô giáo, tất cả mọi người nếu bị gọi điện hoặc nhắn tin lúc 12 giờ trưa hay 10 giờ tối đều cảm thấy rất phiền phức vì đó là quãng thời gian dành cho việc nghỉ ngơi. Các thầy cô giáo luôn sẵn sàng trả lời những thắc mắc của phụ huynh nhưng điều quan trọng là thời điểm liên lạc phải phù hợp. Nhiều ông bố bà mẹ có chuyện quan trọng cần trao đổi với thầy cô nhưng lại chọn cách nhắn tin để trình bày chứ không phải là gọi điện cũng khiến các thầy cô giáo cảm thấy không được tôn trọng và bị tốn rất nhiều thời gian để nhắn tin lại.

4. Kiểu phụ huynh “tôi là ông chủ”

Nhiều vị phụ huynh mang tâm lí “Tôi có tiền, tôi có quyền.” khi đến gặp thầy cô. Họ không coi giáo viên là đối tác mà là nhân viên dưới quyền họ, họ đóng đủ tiền tức là giáo viên phải phục vụ cho con cái họ. Kiểu phụ huynh bày luôn khiến các thầy cô mệt mỏi và có cảm giác không được tôn trọng.

5. Kiểu phụ huynh thù ghét giáo viên

Không rõ trong quá khứ có điều gì khiến những vị phụ huynh này căm ghét giáo viên nhưng họ thể hiện "ra mặt"sự thù ghét khi đối diện và luôn tin rằng giáo viên đang tìm mọi cách để trù dập con họ. Đây là kiểu phụ huynh hay đổ lỗi cho thầy cô và con của họ thì luôn đúng. Rõ ràng với kiểu phụ huynh này thì không thầy cô nào có thể yêu mến được cả.

Theo Khám Phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.