- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách mẹ Đỗ Nhật Nam dạy con đón nhận thất bại
“Trong thực tế, nhất là khi tham gia các cuộc thi, không phải lúc nào con cũng là người chiến thắng và gặt hái được những thành công”, đó là điều mà mẹ của Đỗ Nhật Nam vẫn thường dạy con.
“Trong thực tế, nhất là khi tham gia các
cuộc thi, không phải lúc nào con cũng là người chiến thắng và gặt hái
được những thành công”, đó là điều mà mẹ của Đỗ Nhật Nam vẫn thường
dạy con.
Được nhiều người gắn cho biệt danh “thần đồng” nhưng không phải kì
thi nào Nam cũng giành thứ hạng cao, không phải bài kiểm tra nào cũng
đạt điểm tốt.
Mỗi lần như thế, chị Phan Hồ Điệp, mẹ của Đỗ Nhật Nam vẫn nhắc đi nhắc lại để động viên con là: “Không phải em thất bại mà chỉ là thành công bị trì hoãn thôi mà!”. Mỗi lần nghe mẹ nói vậy, Nam đều quay mặt đi, miệng tủm tỉm cười.
Chị vẫn
nhớ như in một kỷ niệm khi Nam học lớp ba, cô giáo chủ nhiệm gọi điện
nói: “Chị ơi, lạ quá, Nam thi môn Toán được có 8 điểm thôi!”.
Chị
Điệp mỉm cười. “8 điểm là tốt quá còn gì, hồi mình đi học cứ cố gắng
mong được điểm 5 môn Toán. Mà bạn Nam lủng củng, hậu đậu hay ẩu nữa, lần
này bị cô trừ điểm chắc là nhớ đời đây”, chị Điệp nhớ lại.
Hôm
đó, Nam về, không ríu rít như mọi ngày, không đợi con kịp kể, chị sà
đến động viên ngay: “Mẹ biết rồi, 8 điểm đúng không? Em giống mẹ đó. Môn
Toán luôn là môn học đáng sợ của mẹ”. Tối hôm đó, hai mẹ con cùng nhau
mang bài kiểm tra ra xem những chỗ Nam chưa hoàn thành và để Nam làm
lại.
Mỗi đứa trẻ, với những hoàn cảnh khác nhau, khí chất khác nhau lại cần những “đơn thuốc” khác nhau. (Ảnh: NVCC)
Còn
nhiều lần như thế, với mỗi tình huống, chị Điệp đều đặt ra những câu
hỏi: Các bài thi kiểm tra những kĩ năng gì và con còn thiếu kĩ năng nào?
Có cách nào để con làm tốt hơn ở những lần sau? Ở độ tuổi của con, mình
có gặp những lỗi như thế không? Mình mong sẽ nhận được gì từ bố mẹ? Sau
khi tự trả lời những câu hỏi đó, chị Điệp tiếp tục lắng nghe con rồi
tìm giải pháp tốt hơn cho lần sau.
Dù bận rộn,
nhưng chị Điệp luôn tranh thủ những buổi tối để hai mẹ con có thể thong
thả bên nhau. Đó chính là cơ hội để chị biến những chuyện chưa vui giữa
mẹ và con thành những khoảnh khắc của sẻ chia và tin cậy.
Theo chị Điệp, có lẽ cũng vì thế mà Đỗ Nhật Nam
luôn vui vẻ và không giấu giếm mẹ bất cứ điều gì và nếu có nỗi buồn
cũng chỉ thoáng qua. Mình nghĩ, mỗi bà mẹ sẽ là người hiểu con mình nhất
và biết cách làm thế nào để đem lại những điều tốt nhất cho con.
Với
mỗi đứa trẻ, với những hoàn cảnh khác nhau, khí chất khác nhau lại cần
những “đơn thuốc” khác nhau mà bố mẹ chính là bác sĩ tài ba nhất.
Điều
quan trọng là trong “đơn thuốc” kê cho con phải chống chỉ định với
những lời nói kiểu mạt sát, những biểu hiện của sự thất vọng, phủ đầu
kiểu “rồi con sẽ chẳng làm nên trò trống gì”.
Bởi
theo chị, những nỗi buồn, cơn nóng giận sẽ nhanh qua nhưng những câu
nói ấy thì có thể sẽ theo mãi trong trí nhớ con. Điều đó sẽ cản trở sự
tự tin, sáng tạo, cố gắng của con.
“Như bất kì
bạn nhỏ nào khác, con đường Nam đi còn quá rộng dài trước mắt. Khó khăn,
thử thách, thành công, thất bại, niềm vui, nỗi buồn... tất cả những
điều đó rồi sẽ đến. Nhưng mình luôn tin con sẽ nỗ lực hết sức và đón
nhận mọi điều bằng nụ cười, bằng niềm vui thường ngày”, chị Điệp chia
sẻ.
Theo Phụ Nữ Việt Nam