50 cách siêu đơn giản giúp bé thông minh hơn từ khi lọt lòng

Những hành động tưởng chừng rất đỗi bình thường như thè lưỡi, cù vào ngón chân, cười với bé… cũng góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ từ thuở lọt lòng.

Những hành động tưởng chừng rất đỗi bình thường như thè lưỡi, cù vào ngón chân, cười với bé… cũng góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ từ thuở lọt lòng.

Kích thích thị giác của bé

1. Nhìn vào mắt bé

Tận dụng những khoảnh khắc ngắn khi bé yêu vừa chào đời của bạn mở mắt, hãy trìu mến nhìn thẳng vào mắt bé. Trẻ sơ sinh nhận ra khuôn mặt từ rất sớm và khuôn mặt mẹ là quan trọng nhất. Mỗi lần bé nhìn vào bạn là bé đang gây dựng ký ức cho mình.

2. Thè lưỡi

Các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh từ 2 ngày tuổi trở đi có thể bắt chước những cử động đơn giản trên khuôn mặt – đó là dấu hiệu của khả năng giải quyết vấn đề từ rất sớm.

3. Cho bé nhìn gương

Để bé nhìn thấy mình qua tấm gương. Đầu tiên, có thể bé nghĩ mình đang nhìn một em bé dễ thương khác. Nhưng rồi bé sẽ thích thú với việc “điều khiển” em bé trong gương kia vẫy tay hay mỉm cười. Đây là cách dạy con được nhiều mẹ áp dụng góp phần giúp bé thông minh hơn.

Giúp bé thông minh hơn
4. Tạo ra sự khác biệt

Cầm hai bức tranh ở khoảng cách 20 và 30 cm so với khuôn mặt bé. Hai bức chỉ có một điểm khác biệt duy nhất (ví dụ một bức có cây, bức kia thì không). Thậm chí một em bé sơ sinh cũng sẽ nhìn cả hai bức tranh và nhận ra điểm khác biệt. Đây là tiền đề cho giai đoạn nhận thức và đọc hiểu sau này.

Trò chuyện với bé, làm cho bé cười

5. Trò chuyện huyên thuyên

Tất cả những gì bạn nhận lại có thể chỉ là một ánh mắt trống rỗng từ bé, nhưng hãy thêm vào những đoạn nghỉ ngắn, ở chỗ bé có thể phát lên tiếng để điền vào. Rồi bé sẽ sớm bắt được nhịp điệu của cuộc trò chuyện và bắt đầu "điền vào chỗ trống".

6. Thủ thỉ một cách nồng nhiệt

Em bé sẽ thực sự hòa nhịp với những cuộc trò chuyện bằng giọng điệu lảnh lót, tươi vui của bạn.

7. Hát một bài hát

Học càng nhiều giai điệu càng tốt và tự tạo ra bài hát của riêng bạn (Đây là cách chúng ta thay bỉm, thay bỉm, thay bỉm cho con…). Mở nhạc Bach, Beatles, Britney Spears. Một số nghiên cứu cho thấy, học các giai điệu âm nhạc có mối liên hệ với khả năng học toán sau này.

8. Giới thiệu những điều bé cần/muốn biết

Khi bạn thông báo: “Mẹ chuẩn bị bật đèn bây giờ nhé”, trước khi bạn bật công tắc, bạn đang dạy cho bé về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.

Giúp bé thông minh hơn

9. Cù vào ngón chân bé

Trên thực tế, bạn có thể cù khắp người bé. Tiếng cười là bước đầu tiên để phát triển khả năng hài hước.

10. Làm mặt xấu

Chun mũi lại và để bé yêu chạm vào mũi bạn. Khi bé làm vậy, bạn “òa” lên thích thú. Để bé kéo tai bạn, còn bạn thì thè lưỡi ra. Tạo ra một âm thanh vui nhộn khi bé xoa đầu bạn. Tiếp tục trò chơi như thế 3-4 lần, sau đó, thay đổi quy tắc để bé dự đoán điều gì sẽ xảy ra kế tiếp.

11. Những câu nói đùa

Chỉ vào bức ảnh của một ông bác nào đó và gọi đó là “Mẹ”. Rồi bạn nói với bé rằng bạn mới ngốc làm sao trước khi bật cười thành tiếng. Xây dựng tính hài hước cũng là cách giúp bé thông minh hơn.

Kết nối với bé trong mọi cơ hội

12. Luôn cho bé bú mẹ, nếu có thể

Và thực hiện việc này lâu nhất ở mức có thể. Thực tế là trẻ ở độ tuổi đến trường nếu được bú mẹ từ thuở sơ sinh có chỉ số IQ cao hơn. Thêm vào đó, việc chăm sóc bé là thời gian tuyệt vời giúp bạn gắn kết với con yêu bằng cách hát, trò chuyện hay đơn giản là vuốt mái tóc thiên thần của con.

13. Tận dụng tối đa khoảng thời gian thay tã bỉm

Đây là cơ hội để bạn dạy bé biết về các bộ phận trên cơ thể hoặc các loại quần áo. Tường thuật các động tác bạn làm để giúp bé học dự đoán về quy trình.

14. Tắt tivi

Não của bé cần sự tương tác trực tiếp 1-1 mà không một chương trình truyền hình nào, dù mang tính giáo dục cao tới đâu, có thể cung cấp.

15. Đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi

Dành vài phút mỗi ngày để nằm trên sàn nhà với bé – không âm nhạc, không ánh sáng chói hay những trò chơi nho nhỏ. Hãy để bé khám phá và xem bé dẫn bạn tới đâu.

Phát triển thể chất cho bé

16. Mẹ làm sân chơi

Nằm xuống sàn nhà và để bé yêu trèo lên rồi bò qua người bạn. Rẻ hơn nhiều so với việc mua cả một bộ khung chơi leo trèo và còn vui hơn nữa. Bạn sẽ giúp thúc đẩy kỹ năng hợp tác và giải quyết vấn đề của bé.

Giúp bé thông minh hơn

17. Dựng chướng ngại vật

Khuyến khích kỹ năng vận động của bé bằng các đặt gối, hộp, đồ chơi trên sàn nhà và chỉ cho bé cách bò qua, bò xuống dưới hay bò vòng quanh đồ vật đó.

18. Lắc người

Dạy bé cách xoay người, hét vang, múa vòng vòng, tay vỗ cánh…

19. Làm theo người chủ trò

Bò khắp nhà với từng mức tốc độ khác nhau. Dừng lại tại những chỗ thú vị để chơi đùa cùng bé.

20. Làm theo bé

Khi bé yêu lớn dần lên, bé sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của mình để xem liệu bạn có thực sự làm mọi thứ mà bé làm không, như tạo ra những âm thanh ngộ nghĩnh, bò ngược lại phía sau hay phá lên cười.

Khám phá môi trường mới

21. Chia sẻ tầm nhìn với bé

Đưa bé đi dạo và tường thuật cho bé những gì bạn thấy: “Kia là một chú chó nhỏ” hay “Nhìn cái cây to chưa kìa con” hoặc “Con có nghe thấy tiếng xe cứu hỏa không?”… để giúp bé phát triển vốn từ vựng.

Giúp bé thông minh hơn

22. Đi mua sắm

Khi bạn cần một khoảng nghỉ giữa các bài hát và điệu nhảy, đưa bé đi siêu thị. Những gương mặt, âm thanh và màu sắc ở đó là nguồn giải trí tuyệt vời cho bé.

23. Thay đổi khung cảnh

Di chuyển ghế ăn của bé sang một vị trí khác bên bàn ăn. Bạn sẽ thử thách trí nhớ của bé về nơi mọi thứ được sắp đặt trong bữa ăn.

Chơi đùa và giả ngốc

24. Làm bé kinh ngạc

Bạn có thể khiến bé thích thú bằng cách thổi nhẹ vào mặt, tay hay bụng bé. Kèm theo đó là một âm thanh khác nhau và quan sát bé phản ứng cũng như dự đoán sự việc như thế nào.

25. Chơi trò đánh tráo

Lấy một vài hộp đựng đồ ăn bằng nhựa. Giấu một món đồ chơi của bé vào bên dưới một chiếc hộp. Tráo vị trí các hộp để bé tự tìm ra phần thưởng.

26. Chơi ú òa

Trò chơi kinh điển này không chỉ đem lại những tiếng cười. Bé của bạn sẽ học được rằng đồ vật có thể biến mất rồi trở lại.

27. Nhặt đồ lên

Đưa cho bé nhiều mảnh giấy vo trò khác nhau hoặc vài quả bóng tennis. Đặc một chiếc rổ bên dưới ghế ăn của bé và để bé bắt đầu trò chơi. Bé sẽ học và kiểm tra được định luật về trọng lượng.

Dạy về kết cấu

28. Chơi trò với giấy ăn

Nếu bé yêu của bạn thích rút giấy ăn ra khỏi hộp, hãy để bé làm! Với vài đồng xu, bạn có trong tay những đồ chơi kích thích giác quan mà bé có thể cầm nắm hoặc vuốt thẳng ra. Giấu những món đồ chơi nhỏ bên dưới những tờ giấy ăn và làm bé kinh ngạc khi bạn vờ tìm ra lần nữa.

29. Rèn luyện xúc giác

Lấy một hộp đựng các loại vải khác nhau: lụa, len, cotton. Nhẹ nhàng xoa mảnh vải đó lên má, chân hay bụng bé và mô tả cảm giác chất liệu đó gợi lên.

30. Cảm nhận theo cách của con

Bế bé trên tay đi vòng quanh nhà, chạm bàn tay bé vào cánh cửa sổ mát lạnh, bộ quần áo mềm mại, một chiếc lá cây khô hay những đồ vật an toàn khác. Nhớ gọi tên đồ vật khi bạn cho bé chạm vào.

31. Để bé chơi với đồ ăn

Khi bé sẵn sàng, hãy mang cho bé những loại thực phẩm khác nhau về kết cấu: đậu hầm, ngũ cốc, mỳ Ý… Bé sẽ học cách cầm nắm, cắn nếm và thử vị.

Dạy ngôn ngữ và số đếm

32. Học chữ cái

Dành ra mỗi tuần cho một chữ cái trong bảng chữ cái. Ví dụ, đọc những cuốn sách bắt đầu bằng chữ “A”, ăn đồ ăn bắt đầu bằng chữ “A”, cắt hoa quả thành hình chữ “A” và viết chữ cái “A” lên khoảng sân hai mẹ con chơi.

33. Đếm mọi thứ

Đếm xem có bao nhiêu khối xếp hình mà bé có thể xếp chồng lên nhau. Hay số bậc thang trong nhà bạn. Hay số ngón chân, ngón tay bé. Tạo thói quen đếm thành tiếng và bé sẽ nhanh chóng tham gia trò chơi.

Giúp bé thông minh hơn

34. Đọc sách

Thật nhiều và thật nhiều! Các nhà khoa học đã phát hiện ra, bé 8 tháng tuổi đã có thể học nhận biết một dãy từ trong một câu chuyện khi được đọc 2-3 lần liên tiếp.

35. Kể chuyện sáng tạo

Chọn câu chuyện bé thích và thay tên nhân vật chính bằng tên của bé.

36. Đi thư viện

Tiếp xúc với sách càng nhiều càng tốt là cách tuyệt vời để bé rèn luyện thói quen đọc sách.

Tạo dựng ký ức

37. Làm cuốn album gia đình

Bao gồm ảnh của ông bà, họ hàng hai bên và thường xuyên cho bé xem. Nếu bà gọi điện, cho bé xem bức ảnh của bà và để bé cùng nghe cuộc gọi.

38. Làm cuốn sách vườn thú

Trong chuyến đi chơi ở vườn bách thú, hãy chụp ảnh những con vật yêu thích và dán vào một cuốn album. Sau đó, cùng “đọc” cuốn sách với bé, gọi tên tất cả những con vật giống nhau hay thêm vào tiếng kêu của loài vật đó hoặc các câu chuyện liên quan.

39. Để bé thành ngôi sao

Cùng nhau, hãy xem những đoạn video clip về bé trong lần đầu tiên vào chậu tắm, khi chập chững học bò hay lúc chơi với ông… Tường thuật lại câu chuyện để bé xây dựng vốn ngôn ngữ và trí nhớ.

40. Trò chơi rèn luyện trí nhớ

Chụp cận cảnh những người quan trọng trong cuộc sống của bé, in làm hai bản và cùng bé chơi trò tìm ảnh giống nhau. Khi bé lớn hơn, bạn có thể nâng cao độ khó bằng cách úp ảnh xuống.

Một vài gợi ý cho các bé đã biết đi:

41. Tận dụng nhiều hơn khoảng thời gian đọc sách cho bé nghe

Chỉ ra những chi tiết nhỏ trong bức tranh và hỏi bé các câu hỏi, từ cụ thể (Con đã nhìn thấy một chú chó trắng bao giờ chưa?) tới trừu tượng (Theo con thì tại sao bạn ấy lại không muốn thử ăn trứng xanh?)…

42. Chơi trong mưa

Nhảy vào các vũng nước. Ngồi lên cỏ ướt mưa. Đó là một cách thú vị để học về cảm giác khô và ướt.

43. Để bé là người lãnh đạo (đôi khi)

Tạo dựng sự tự tin cho bé bằng cách cho bé lựa chọn giữa bất cứ khi nào có thể. Ví dụ như chọn màu cho bát ăn. Bé sẽ học được rằng quyết định của bé cũng có ý nghĩa và còn luyện tập được về màu sắc.

Giúp bé thông minh hơn

44. Thử trang phục diễn kịch

Để bé chơi với những bộ quần áo cũ, mũ, găng tay, khăn choàng đã lâu không dùng. Đặt bản thân bạn vào những tình huống giả định và xem trí tưởng tượng và sáng tạo của bé sẽ đưa bạn tới đâu.

45. Trò chuyện về cảm giác, cảm xúc

Trước giờ đi ngủ, hỏi bé xem điều gì là bé vui hay buồn ngày hôm đó. Điều gì khiến bé giận dữ hay tự hào. Bạn vừa giúp bé ôn lại một ngày, hiểu được thời quá khứ và gọi tên cảm xúc của mình. Đây là hoạt động mà bạn hoàn toàn có thể duy trì cho tới khi con tốt nghiệp cấp 3, vào đại học.

46. Đồ cũ, trò mới

Lục lại những món đồ chơi từ thuở bé xíu của bé và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé tìm ra cách chơi mới với chúng.

47. Truy tìm côn trùng

Nhìn vào những bức ảnh về các loài côn trùng vô hại như bọ rùa, dế, bướm… trong một cuốn sách hay tạp chí rồi đi ra công viên để tìm xem có loài nào như vậy ở đó không.

48. Đeo kính màu đỏ

Hoặc bất cứ màu gì khác rồi đề nghị bé có thể tìm ra màu tương tự ở những sự vật xung quanh khi hai mẹ con đi dạo với nhau không. Lần tiếp, hãy để bé chọn màu sắc.

49. Để bé làm việc nhà

Luôn có công việc phù hợp với độ tuổi của bé. Đề nghị bé phân loại quần áo sáng màu và tối màu. Bé thậm chí có thể tìm ra đâu là quần áo của mình.

50. Trò chuyện về dung tích

Lấy một vài chiếc cốc hoặc hộp nhựa kích cỡ khác nhau. Để bé rót nước từ cốc này sang cốc khác khi đang tắm. Đôi khi bé sẽ rót quá nhiều nước, đôi khi lại quá ít. Hãy nói về những chiếc cốc nào to hơn và chiếc nào nhỏ hơn, chiếc nào nhiều nước hơn và chiếc nào ít nước hơn.

Theo Trí Thức Trẻ


kỹ năng làm cha mẹ

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.