- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
8 thói quen bố mẹ nào cũng nên làm gương cho con
Con cái thường bắt chước theo bố mẹ, nên việc hình thành những thói quen tốt cho con cũng đòi hỏi bố mẹ phải biết "làm gương".
Con cái thường bắt chước theo bố mẹ, nên việc hình thành những thói quen tốt cho con cũng đòi hỏi bố mẹ phải biết "làm gương".
1. Thói quen đọc
Người lớn thường quá bận rộn và không đọc được nhiều như họ muốn, nhưng con trẻ thì khác. Ngoài thời gian ở trường, chúng có thể dành thời gian cho việc đọc. Được nhìn thấy bố mẹ có thói quen đọc sách hoặc thích đọc sách sẽ khiến trẻ có hứng thú hơn. Bạn có thể quy định một “giờ đọc sách” cho cả nhà, để cả gia đình có thể ngồi đọc sách quây quần bên nhau.
Có bố mẹ đọc sách cùng sẽ khiến trẻ hứng thú hơn với việc đọc. Ảnh: minh họa |
2. Giúp đỡ người khác
Dù gia đình bạn thuộc hàng “có điều kiện” hay vẫn eo hẹp về kinh tế, trẻ nhỏ vẫn nên được dạy và được nhìn thấy bố mẹ chúng giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Đó có thể là những hành động nhỏ như quyên góp đồ ăn, quần áo, nhưng hãy để cho con bạn thấy là chúng luôn có thể cho đi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
3. Nói cảm ơn và xin lỗi
Nghe thì có vẻ đơn giản, vì bài học cảm ơn và xin lỗi mỗi chúng ta đều đã được học từ khi vỡ lòng. Nhưng ngày nay, nhiều bố mẹ đã bỏ qua điều đó khiến trẻ chỉ cảm ơn và xin lỗi khi được bảo mà không tự giác có thói quen. Nhìn bố mẹ lịch sự nói cảm ơn, xin lỗi với người khác là cách nhanh nhất dạy cho trẻ lòng biết ơn khi được giúp đỡ và lòng tự trọng khi mắc sai lầm.
4. Làm những việc tốt cho sức khỏe
Chúng ta thường hay nhắc con đi ngủ sớm, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, giữ vệ sinh thân thể, tập thể dục hàng ngày, nhưng nhiều khi lại không tự chính mình làm được điều đó. Điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy bị bắt ép “rèn luyện”, thay vì nhìn bố mẹ làm và làm theo một cách thoải mái.
Bố mẹ nên cùng con hình thành những thói quen khỏe mạnh. Ảnh: minh họa |
5. Theo đuổi sở thích cá nhân
Nếu bạn có một sở thích nào đó, đừng ngại ngần để con bạn thấy và cho chúng tham gia cùng trong khả năng cho phép. Ngược lại, hãy tìm hiểu xem con thích gì và tham gia cùng chúng. Hãy để trẻ hiểu mỗi người đều có một sở thích riêng và chúng hoàn toàn có thể làm những gì chúng muốn.
6. Lập kế hoạch và mục tiêu.
Định trước mục tiêu và lập kế hoạch là một kĩ năng đơn giản nhưng có tác dụng rất lớn cho tương lai của con bạn. Bắt đầu từ những điều nhỏ như thời gian biểu hàng ngày, việc học các môn ở trường, hãy dạy trẻ cách đặt mục tiêu và lập kế hoạch bằng cách dành thời gian cùng viết ra kế hoạch cho cả bố mẹ và bé. Đừng quên dành cho trẻ một lời khen khi bé hoàn thành những mục tiêu đặt ra nhé!
7. Biết quý trọng đồng tiền
Dù còn nhỏ và vẫn đang được bố mẹ chu cấp, nhưng trẻ rồi sẽ trưởng thành và cần mua, bán cũng như tiết kiệm, đầu tư. Vì thế trẻ cần hiểu đồng tiền bố mẹ làm ra quý giá như thế nào và học cách chi tiêu hợp lý từ bố mẹ. Quan sát thói quen dùng tiền của bố mẹ sẽ giúp ích cho bé rất nhiều trong việc vận dụng thành kĩ năng sau này.
Trẻ nên được dạy các kĩ năng tài chính ngay từ khi còn nhỏ. Ảnh: minh họa |
8. Yêu thiên nhiên
Trẻ em ngày nay thường được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm. Vì thế, nuôi dưỡng cho bé tình yêu dành cây cối, động vật, thiên nhiên là rất quan trọng để bé trở thành con người hoàn thiện hơn. Cùng bố mẹ chăm sóc cây, phân loại rác để bảo vệ môi trường, về vùng nông thôn làm việc ngoài thiên nhiên,… sẽ giúp trẻ hiểu và trân trọng hơn từ những gì nhỏ bé nhất quanh mình.