Bất ngờ với lý do thực sự khiến trẻ nhõng nhẽo khi có mẹ

Có một thực tế không thể chối cãi là trẻ nhõng nhẽo hơn khi ở cùng mẹ. Phải chăng các bà mẹ quá nuông chiều con hay có lý do nào khác?

Có một thực tế không thể chối cãi là trẻ nhõng nhẽo hơn khi ở cùng mẹ. Phải chăng các bà mẹ quá nuông chiều con hay có lý do nào khác?

Các bà mẹ thường sẽ khó chịu khi nghe ai đó nói rằng "Con hư tại mẹ", nhưng có một thực tế mà rất nhiều bà mẹ trên thế giới phải thừa nhận rằng: lũ trẻ nhõng nhẽo, mè nheo và khó bảo một cách kì lạ khi chúng ở gần mẹ.

Một bà mẹ sống tại Úc cũng gặp tình huống như vậy. Dưới đây là tâm sự và những lý giải rất thú vị của Kate, bà mẹ của hai cô con gái Margo (sinh năm 2010) và Goldie (sinh năm 2012) về điều này.

Hành trình làm mẹ
Hai cô con gái của Kate luôn tỏ ra bướng bỉnh và mè nheo đủ thứ khi có mẹ ở nhà.

“Cả ngày chúng rất ngoan, vậy mà chỉ 2 giây sau khi nhìn thấy em, mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Kate, anh không hiểu nổi”, chồng tôi phàn nàn như vậy.

Rồi một ngày, tôi đọc một bài báo có tiêu đề rất khiêu khích “Nghiên cứu chỉ ra rằng: Trẻ cư xử tệ hơn 800% khi có mẹ bên cạnh” (tôi ngờ rằng cuộc nghiên cứu này không có thật). Tôi bị sốc khi nhìn thấy tiêu đề đó và nhanh chóng nhận ra rằng không có cuộc nghiên cứu nào khi đọc bài báo. Mặc dù vậy, thông điệp đưa ra lại hoàn toàn chính xác. Thực tế lũ trẻ luôn cư xử khác thường và có xu hướng ít nghe lời hơn khi ở cạnh mẹ. Nguyên nhân vì sao?

Bởi vì CHÍNH BẠN, những bà mẹ là "vùng an toàn" của chúng. Ở bên cạnh mẹ có nghĩa là chúng luôn được yêu thương dù mắc bao nhiêu lỗi lầm. Nếu bạn không phải là người giúp chúng cảm thấy tốt hơn… vậy ai sẽ là người đó?

CHÍNH BẠN, các bà mẹ thân mến, trở thành nhà máy xử lý “rác thải” của đủ loại cung bậc tình cảm và cảm xúc.

Nếu trẻ phải giữ điều gì ấm ức trong lòng cả ngày, ngay khi nhìn thấy bạn, chúng biết đã đến lúc được giải tỏa.

Điều đó có nghĩa là bất cứ thứ gì kiểu như: mè nheo, khóc lóc, ăn vạ, làm nũng, bướng bỉnh… đây là những điều cuối cùng mà bạn muốn đương đầu khi trở về nhà sau một ngày làm việc bận rộn. Nhưng, là những bà mẹ, điều bạn làm là để mặc những cảm xúc đó bùng nổ, ngay khi bước qua cánh cửa nhà.

Bạn sẽ không làm hư lũ trẻ nếu xuất hiện ở cửa với những lời phàn nàn và quát tháo chăng? (Tốt nhất là đừng để ai bảo bạn làm thế).

Hay là bạn sẽ tạo ra một không gian an toàn và thoải mái và cho phép các con cư xử theo cách chúng muốn.

Sau tất cả… điều quan trọng nhất là để các con thành thật với những cảm xúc, tình cảm và cả nhu cầu biểu đạt của mình. Chẳng phải chúng ta luôn muốn khi lớn lên, chúng có khả năng thấu hiểu cảm xúc cũng như ngôn ngữ cơ thể sao? Nếu vậy, hãy nhìn điều này như một dấu hiệu tích cực.

Hãy để lũ trẻ la hét một chút, khóc lóc một chút, mè nheo một chút và bám lấy bạn ngay khi bạn bước chân qua cánh cửa nhà. Đó là cách chúng ra dấu hiệu rằng chúng yêu bạn và chúng đang muốn gửi tới một sự tin tưởng và cầu mong sự thấu hiểu. Khi điều đó xảy ra hàng ngày, tôi hoàn toàn hiểu cảm giác của bạn… bạn muốn bùng nổ, tức giận, quát mắng. Nhưng hãy nhớ lũ trẻ đã giữ điều đó cả ngày như món quà dành cho bạn khi bạn trở về nhà.

Và sau khi đọc tâm sự của bà mẹ trong bài báo có tiêu đề đầy khiêu khích đó, tôi nhận ra một khía cạnh khác của việc biểu hiện tình yêu. Cách thể hiện tình yêu của lũ trẻ với mẹ thật khác biệt, nhưng phải chăng chính điều đó khiến hành trình làm mẹ của bạn trở nên ý nghĩa và khó quên hơn?

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.