Bí kíp giúp trẻ chấp nhận thua cuộc

Trẻ vốn hiếu thắng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công, thậm chí những chiến thắng nào đó có khi đem lại rất nhiều hệ lụy và có thể là nguyên nhân của việc thất bại.

Trẻ vốn hiếu thắng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công, thậm chí những chiến thắng nào đó có khi đem lại rất nhiều hệ lụy và có thể là nguyên nhân của việc thất bại.



Tuyệt đối không chỉ trích

TS Vũ Thu Hương, giảng viên trường ĐH Sư phạm HN cho biết: Nếu bạn nào luôn cố gắng chiến thắng trong mọi tranh cãi với bạn bè, điều mà bạn ấy nhận được sẽ đến từ từ, đó là sự xa lánh của bạn bè. Chẳng ai thích những người bạn háo thắng cả.

Những người bạn luôn thích dạy bảo người khác, luôn muốn tỏ ra hơn người khác thì sẽ nhận được lời xì xào nói xấu nhiều hơn là những lời tâm sự chân tình. Vì thế, dạy con đối diện với thất bại là một điều vô cùng quan trọng.

Theo đó, để rèn cho trẻ tính “chịu thua”, cha mẹ tuyệt đối không chê trách, chỉ trích con về điểm số và thất bại. Bởi nhiều bậc phụ huynh cho rằng nếu không phê phán thì con sẽ không có chí tiến thủ. Tuy nhiên việc làm này chỉ làm cho con thêm ức chế mà thôi.

Vì thế theo TS Hương thì giảm bớt được những lời chỉ trích bao nhiêu sẽ tốt bấy nhiêu. “Đặt ra cho con 1 tiêu chuẩn phải vượt qua tùy thuộc vào khả năng của con, tiêu chuẩn đó phải vừa sức với con. Như vậy con sẽ làm được mọi việc dễ dàng. Khi con đạt được, cha mẹ chỉ cần ghi nhận bằng một lời khen là đủ để con sống thật sự tự tin rồi”- TS Hương nói.

Ngoài ra, khi con thất bại trong học tập và cuộc sống TS Hương cho rằng bố mẹ cần động viên con. Để có thành công, con cần có thất bại. Nếu con bị chỉ trích, con sẽ ức chế và khó chịu. Điều này có thể sẽ tạo ra một vài tính xấu cho con như: nói dối để che dấu không thừa nhận thất bại, ghen tị với bạn bè, nói xấu thầy cô giáo. Những khi con thất bại, cha mẹ cần động viên con rằng lần sau con cố gắng thì mọi chuyện sẽ tốt hơn rất nhiều. Lúc đó con sẽ có động lực để phấn đấu nhiều hơn.

Trả lời câu hỏi, dạy con chấp nhận thử thách lần 2 sẽ thực hiện như thế nào? TS Vũ Thu Hương cho biết, từ sai lầm của lần 1, thay vì chỉ chích các bậc phụ huynh sẽ cùng con phân tích kĩ để rút kinh nghiệm. “Con không dốt, con sẽ chiến thắng” – đấy là câu mà bố mẹ nên thường xuyên nói với con. Nếu các cha mẹ làm tốt việc này, con sẽ dễ dàng vượt qua thử thách.

Nếu con thất bại đã ngay lập tức đầu hàng thì mọi việc sẽ ngày càng tồi tệ đi. Nhưng chấp nhận thử thách lần 2, 3, 4… và tìm cách vượt qua sẽ cho con nhiều động lực hơn. Khi ấy, dù con thành công hay không, thì con vẫn sẽ học được vô khối bài học làm người.

Chấp nhận thua trong một số cuộc tranh cãi

TS Vũ Thu Hương cũng nhấn mạnh, khi con trẻ tranh cãi, chắc chắn các cháu đều thích cãi thắng. Đặc biệt, khi con ở lớp và tranh cãi với bạn bè. Tuy nhiên, nếu các cha mẹ phân tích cho con rằng: tranh cãi thắng chẳng đem lại điều gì, đôi khi nhường bạn chút ít sẽ tốt hơn, thì các con sẽ giảm dần tình háo thắng.

Theo đó, khi con sinh hoạt trong nhóm hoặc tập thể, nếu có ấm ức về dốc bầu với bố mẹ, các bố mẹ cần khuyên con “dĩ hòa vi quý”. Tranh cãi trong nhóm chắc chắn sẽ gây ra nhiều bất đồng và cản trở công việc. Sống trong nhóm, trong tập thể nếu mỗi người nhường một chút xíu thì công việc sẽ tốt đẹp và tình bạn sẽ bền vững.

Tuy nhiên, nhường nhịn không có nghĩa dạy con “ba phải” mà thay vào đó, các bậc phụ huynh cũng cần dạy con biết thể hiện chủ ý của mình mà không gây căng thẳng. Thực tế chứng minh, ngay lúc xảy ra sự việc thì ai cũng rất nóng vội. Nếu ngay lúc đó cương quyết bảo vệ chính kiến, có thể là sẽ nhận được nhiều hậu quả hơn là kết quả.

Nhưng nếu chỉ cần im lặng và kiên nhẫn đợi cho mọi người bình tĩnh lại, ví dụ như để sau đó vài hôm, rồi mới bày tỏ quan điểm thì lúc đó mọi việc sẽ khác ngay. Khi tất cả đều bình tĩnh lại, chúng ta cũng có thời gian để suy nghĩ kĩ, lựa chọn cách trình bày phù hợp, khoa học và chính xác hơn thì chắc chắn chúng ta vẫn bảo vệ được chính kiến của mình mà vẫn giữ được hòa khí.

“Ngay trong gia đình, chúng ta cũng cần dạy con nhường nhịn người thân. Nếu ai đó đang tức quá, việc dừng tranh cãi chắc chắn sẽ tốt hơn là tiếp tục làm găng. Con sẽ hiểu và dần dần điều chỉnh được bản thân. Con sẽ tìm ra cách để thể hiện khi mình đúng và sẽ biết cách rút kinh nghiệm và rút lui khi mình sai”- TS Hương chia sẻ.

TS Hương cũng nhấn mạnh, các bậc phụ huynh cần dạy con tuyệt đối không tìm cách đáp trả người lớn. Và bố mẹ hãy làm gương cho con trong mọi việc. Nếu các cha mẹ cay cú, bực tức vì thất bại, con sẽ nhanh chóng học được điều đó. Nếu cha mẹ dũng cảm ngồi rút kinh nghiệm, thừa nhận sai sót thì con cũng sẽ học theo rất nhanh. Nếu cha mẹ nhường nhịn bạn bè, người thân, thì con cũng sẽ học được.

Theo Infonet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.