- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách bà mẹ sau dạy con không nói leo chắc chắn sẽ thay đổi bạn
Nếu bạn vẫn hay mắng con: "Đừng ngắt lời mẹ. Con không thấy mẹ đang nói chuyện à?", thì đã đến lúc bạn nên thay đổi.
Nếu bạn vẫn hay mắng con: "Đừng ngắt lời mẹ. Con không thấy mẹ đang nói chuyện à?", thì đã đến lúc bạn nên thay đổi.
Trẻ con rất thiếu kiên nhẫn, mỗi khi muốn thứ gì chúng thường muốn
ngay-và-luôn. Bởi thế, đôi khi có điều gì muốn nói với bố mẹ, chúng lập
tức lên tiếng, không quan tâm đến việc bạn có đang trò chuyện với ai
không. Và cách phản ứng của bố mẹ, từ xưa đến này, vẫn thường là:
- Mắng con: "Đừng ngắt lời mẹ. Con không thấy mẹ đang nói chuyện à?".
- Trả lời con nhẹ nhàng: "Không làm phiền mẹ. Mẹ sắp xong rồi".
- Vội vã xin lỗi người còn lại: "Ôi, con bé không có ý hỗn hào đâu. Hôm nay nó khó ở ấy mà".
- Lập tức giảng một bài dài thật dài cho trẻ: "Mẹ đã nói bao nhiêu lần là con không được nói leo. Điều này thật bất lịch sự. Mẹ sẽ nói chuyện xong trong một phút nữa và con phải chờ đợi".
- Tức tối trừng phạt: "Mẹ đã nói với con hàng tá lần rằng không được làm phiền mẹ. Sẽ không có bánh kẹo gì nữa đâu".
- Hay "hối lộ": "Để yên cho mẹ nói chuyện và con sẽ được xem Elsa".
Bạn có từng mắng trẻ: "Đừng ngắt lời mẹ. Con không thấy mẹ đang nói chuyện à?", khi bé xen ngang cuộc hội thoại của bạn? (Ảnh: Internet)
Bạn
đã sử dụng cách nào trong số những gạch đầu dòng trên? Nhưng bạn biết
không, một bà mẹ nọ có cách xử lí tình huống này rất tuyệt vời và chắc
chắn sẽ khiến bạn muốn một lần áp dụng.
Kate -
bà mẹ hai con đến từ Úc - đã chia sẻ trên trang cá nhân câu chuyện có
thật mà cô là người trực tiếp chứng kiến. Kate cho biết, khi cô đang
cùng một người bạn trò chuyện, đứa con trai 3 tuổi của người này dường
như muốn nói điều gì đó. Thay vì cất tiếng chen ngang, cậu bé đặt bàn
tay này lên cổ tay kia và chờ đợi. Bạn cô ra hiệu để đứa bé biết và tiếp
tục cuộc trò chuyện.
Kate cho biết: "Sau
khi chúng tôi kết thúc câu chuyện, cô ấy quay sang con trai. Tôi thực
sự kinh ngạc! Quá đơn giản! Vừa tôn trọng đứa trẻ và người lớn. Con trai
cô ấy chỉ cần đợi vài giây để mẹ kết thúc câu nói với bạn và sẽ nhận
được sự chú ý của mẹ mình ngay sau đó".
Không
cần quát nạt, không cần trừng mắt, người mẹ trên vẫn có thể khiến con
mình không nói leo. Và để dạy trẻ không nói leo thực sự không quá khó.
Theo Thạc sĩ giáo dục Terry Carson, để tránh tình huống con nói leo mẹ
mới vội vã dạy bảo, hãy từng bước hướng dẫn trẻ về bài học này.
Đừng quát mắng, nạt nộ khi trẻ nói leo nữa mẹ nhé. (Ảnh: Internet)
Theo bà Carson, trong việc dạy trẻ không nói leo, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
1.
Dạy con về khái niệm lịch sự. Hãy cho con hiểu rõ lịch sự và thô lỗ là
hai khái niệm khác nhau. Đưa ví dụ cụ thể về từ ngữ hay và không hay,
sau đó dạy trẻ cách đúng đắn để xen vào cuộc trò chuyện của bố mẹ.
2.
Thừa nhận sự có mặt của con. Mỗi khi trẻ có vẻ muốn nói gì đó với mình,
bạn hãy nhẹ nhàng ra hiệu. Hành động này sẽ khiến trẻ hiểu rằng: "Mẹ hiểu. Chờ mẹ một lát" và vẫn không khiến chúng tổn thương rằng: "Mẹ không quan tâm đến mình".
3.
Đôi khi bạn phải ngừng câu chuyện của mình giữa chừng để củng cố, khích
lệ thái độ của con, Nói một cách khác, một khi trẻ thực hành tốt những
gì bạn đã dạy trước đó cho con về bài học không nói leo, đừng ngần ngại
dừng cuộc nói chuyện vài giây và khen ngợi con đã làm rất tốt.
4.
Dạy con biết chờ đợi. Một khi con bạn nhớ được cách dùng từ ngữ phù hợp
để xen ngang câu chuyện của bố mẹ một cách lịch sự, chúng sẽ học được
cách chờ đợi đến khi bạn ngừng câu chuyện. Hãy nói: "Cảm ơn vì sự lịch sự của con. Mẹ sẽ kết thúc câu chuyện trong một phút nữa". Nhưng hãy để trẻ chờ trong vài giây thôi (5 đến 10 giây) và khen ngợi sự chờ đợi của con bằng câu nói: "Cảm ơn con vì đã đợi mẹ".
5.
Kéo dài sự chờ đợi. Cho dù bạn muốn dạy con biết chờ đợi trong khoảng
thời gian lâu hơn, hãy từng bước thực hiện và từ từ, thêm một khoảng
thời gian cho mỗi lúc chờ đợi.
Theo Trí Thức Trẻ