Cách chị tôi dạy cháu trai học làm... đàn ông

Chị quan niệm, cái gì mình tự làm được thì sẽ dạy cho con tự làm. Cái gì mình không biết thì mời thợ mời thầy đến làm, mình học, con cũng học.

Chị quan niệm, cái gì mình tự làm được thì sẽ dạy cho con tự làm. Cái gì mình không biết thì mời thợ mời thầy đến làm, mình học, con cũng học.

Chị sẵn sàng trả thêm 50 nghìn để người thợ sửa ống nước giải thích cho đứa con 8 tuổi của mình cách thức sửa chữa.

Một lần cuối tuần, tôi đến chơi nhà chị họ đúng lúc chị ấy đang gọi thợ sửa ống nước. Nhà chị chuyển máy giặt từ tầng 1 lên tầng thượng, đường ống nước vì thế phải điều chỉnh, còn phải lắp lại cả máy bơm để dẫn nước lên tầng nữa. Chị bảo tôi ngồi chờ dưới nhà chút, chạy lên bảo thợ làm, và tôi nghe tiếng chị giục con:

- Lên đi con, xem chú làm thế nào, bảo chú hướng dẫn cho. Sau này không có thợ, giai còn giúp mẹ chứ.

Ra là chị bảo thằng cu 8 tuổi chạy lên tầng thượng xem người thợ lắp đặt đường ống nước. Rồi chị cáo lỗi bảo tôi ngồi chờ, chị cũng đi lên với con. Khoảng nửa tiếng sau, chị xuống, ngồi nói chuyện tôi mới biết. Chị sẵn sàng trả thêm 50 nghìn để người thợ sửa ống nước giải thích cho đứa con 8 tuổi của mình: Tại sao đường ống trên tầng thượng phải lắp đặt thế này; nước chảy vào máy giặt, vào bồn chứa ra sao; cách khóa mở các van khi sử dụng máy giặt, cắm và rút máy bơm thế nào. Mẹ dạy có khi còn nhớ nhớ quên quên. Nhưng để các “chuyên gia” đó giảng giải cho thì nhớ lắm. Và nhất là cho đụng tay đụng chân làm thử thì thích mê.

Cậu bé 8 tuổi đã được chú thợ hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa đơn giản nhất là lau rửa mặt nạ lọc trong dàn lạnh.

Chị bảo:"Mình cũng ngồi nghe cùng con, có gì con chưa hiểu thì sau mình giải thích lại. Trẻ con phải học trước tiên từ ngôi nhà của mình. Em xem, một cái nhà thế này có biết bao thứ quan trọng và cả thú vị nữa, để mà học".

Chính vì suy nghĩ đó mà chị tận dụng mọi cơ hội để con học hỏi, khám phá. Người thợ đến vệ sinh điều hòa nhiệt độ, lắp đặt tủ lạnh mới, thiết kế giàn trồng rau trên sân thượng, chị đều “biến” họ thành thầy giáo của con mình hết. Cậu bé 8 tuổi đã được chú thợ hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa đơn giản nhất là lau rửa mặt nạ lọc trong dàn lạnh. Thằng bé cũng biết cách sử dụng tủ lạnh mới sao cho an toàn, và cách dùng hàng ngày sao cho tiết kiệm điện. Những thông tin đó trên internet nhiều lắm, nhưng có người chỉ dạy và bắt tay vào làm thực, trẻ con mới nhớ lâu. Với khu vườn trên sân thượng cũng vậy, bố mẹ chẳng cần dạy, chính những người thợ đến lắp đặt đã hướng dẫn thằng bé biết cách chăm sóc cho vườn rau hàng ngày, cách sử dụng hệ thống tưới tự động và đồng hồ hẹn giờ khi cả nhà đi vắng. Anh chị thường khuyến khích con ghi chép lại, có gì không hiểu hỏi luôn, và làm thử để ghi nhớ.“Lỡ sau này bố mẹ bận quá mà quên mất cách làm, giai còn giải thích lại cho bố mẹ nghe chứ”.

Học hành cao siêu ở đâu không biết, nhưng phải học để tự lập, tự lo được cho chính bản thân mình.

Chị quan niệm, cái gì mình tự làm được thì sẽ dạy cho con tự làm. Cái gì mình không biết thì mời thợ mời thầy đến làm, mình học, con cũng học. Chị thường chọn vào cuối tuần, khi con được nghỉ học, bài vở đã xong, có thể thoải mái tìm hiểu, học hỏi. Chị bảo từ giờ đến lúc trưởng thành, con phải biết làm càng nhiều thứ trong nhà càng tốt. Để có ý thức giúp đỡ bố mẹ và yêu thương chính căn nhà mà mình lớn lên. Nhưng quan trọng hơn hết là để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này. Chị từng nghe chuyện những cậu con trai lớn 18, 20 tuổi đầu mà cái bóng đèn hỏng không biết thay, vòi nước hỏng không biết đường lắp lại. Những cô sinh viên rời khỏi vòng tay bố mẹ, đến sống nhà trọ mà nồi cơm điện không biết cắm, cái bếp từ không biết dùng, làm mớ rau con cá thì lóng nga lóng ngóng. Bố mẹ phải thuê ô sin lo cho từ A đến Z. Học hành cao siêu ở đâu không biết, nhưng phải học để tự lập, tự lo được cho chính bản thân mình. Đó mới là cái học gần gũi thiết thực nhất. Rồi thằng bé cũng sẽ có vợ con, làm chồng và làm cha, làm trụ cột trong gia đình. Phải hiểu chính căn nhà mình sống đã rồi mới nói đến chuyện khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài.

Theo MASK Online


kỹ năng làm cha mẹ

kỹ năng sống

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.