- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách xử lí kịp thời khi thấy trẻ nói dối tránh làm hư con
Nói dối là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và nếu không có cách xử lí, uốn nắn kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí và tính cách, cũng như tương lai trẻ sau này.
Nói dối là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và nếu không có cách xử lí, uốn nắn kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí và tính cách, cũng như tương lai trẻ sau này.
Chúng ta đã đều từng cảm thấy có lỗi về những lần nói dối, và trẻ con thường là giai đoạn dễ mắc phải lỗi này nhất. Dưới đây là những cách để hạn chế việc trẻ nói dối hay nên xử lí thế nào nếu biết chúng nói dối theo từng độ tuổi:
Tuổi bắt đầu biết nói dối ( 4 đến 6 tuổi)
Nguyên nhân:
Giống như nhiều hành vi khác, nói dối xuất hiện khá sớm ở trẻ và là một việc bình thường trong quá trình phát triển. Trẻ nói dối cũng giống như lí do của người lớn vì chúng muốn tránh bị phạt khi làm sai hoặc chúng muốn mình được chú ý.
Xử lí thế nào:
Điều đầu tiên cha mẹ nên làm là đừng để con vào hoàn cảnh phải nói dối. Ví dụ, nếu bạn biết con làm mà vẫn hỏi “Con làm vỡ cốc đúng không?” thì con sẽ sợ hoặc thấy xấu hổ và con sẽ nói dối để không bị phạt. Thay vì thế, hãy bảo con rằng “Mẹ thấy cái cốc bị vỡ rồi, bây giờ mình nên làm gì con nhỉ?” thì con thấy bạn không tức giận và dễ dàng thú nhận với bạn. Thêm vào đó, nếu con phạm lỗi về việc không thành thật như không chơi đẹp khi chơi trò chơi thì bạn nên dứt khoát nhắc nhở conđểcon có thể cảm thấy vui và tự hào bằng chính thành quả của mình.
Tuổi quen dần nói dối ( 7 đến 8 tuổi)
Nguyên nhân:
Khi trẻ lên bảy, chúng nói dối nhiều hơn và sẽ dần hình thành thói quen xấu này. Nguyên nhân là do các bậc cha mẹ đã làm gương sai cho con bằng những lời nói dối vô thưởng vô phạt. Thử nghĩ về những lần bạn nói dối trước mặt con, về khen một ai đó để mong người đó vui hay với mục đích nhờ vả mặc dù bạn không nghĩ về họ như vậy. Bọn trẻ được chứng kiến và chúng “học tập” cha mẹ nhưng ở mức nhẹ hơn.
Xử lí thế nào:
Vìvậy cha mẹ trẻ nên tránh những lời nói dối mặc dù vô hại, tập cho con sự thật luôn là điều tốt nhất. Và việc nhấn mạnh vào sự tự hào của đức tính trung thực sẽ hiệu quả với con hơn là lên án sự dối trá.
Tuổi khó nói thật (9 đến 12 tuổi)
Nguyên nhân:
Mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu con đã được mười hai tuổi nhưng vẫn tiếp tục nói dối. Có lẽ cha mẹ trẻ đã quá nghiêm khắc khi phạt trẻ phạm lỗi khiến chúng luôn phải nói dối vì sợ nhưng hình phạt đó.
Xử lí thế nào:
Hãy dạy con về kỉ luật và trách nhiệm với mọi việc thứ để con tự giác thành thật và đồng thời tự thay đổi. Khi con cảm thấy việc thành thật sẽ khiến chúng cảm thấy tự do và trách nhiệm hơn thì chúng sẽ không còn chọn nói dối nữa.
Cuối cùng, nếu gia đình bạn đang bị mắc kẹt với những lời nói dối của con thì hãy dạy con thành thật càng sớm càng tốt và hạn chế phạt con với lỗi này quá nhiều lần nhé, con sẽ không còn sợ những hình phạt do nói dối và chúng sẽ trở nên lì lợm hơn.
Theo Khám Phá