- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách xử trí để xoa dịu trẻ ăn vạ, mè nheo
“Cơn thịnh nộ” của những đứa trẻ giống như một cơn bão ngày hè vậy – vừa đột ngột lại vừa dữ tợn và bố mẹ phải thật khéo léo khi xoa dịu con trong tình huống này.
“Cơn thịnh nộ” của những đứa trẻ giống như một cơn bão ngày hè vậy – vừa đột ngột lại vừa dữ tợn và bố mẹ phải thật khéo léo khi xoa dịu con trong tình huống này.
Hẳn là bố mẹ nào cũng đã rơi vào tình cảnh bé đang vui vẻ bỗng đột nhiên gào khóc đến khản cổ chỉ vì những lý do lãng xẹt như là tờ giấy của chúng bị quăn mép hay ống hút bị cong... Đừng lo lắng, bởi bé trong giai đoạn từ 1-3 tuổi đặc biệt rất dễ nổi cáu.
Nếu bạn lo lắng điều này sẽ khiến con trở nên hung dữ, hoặc cáu bẳn hơn những đứa bé ngây thơ đồng trang lứa khác thì bạn quá nghiêm trọng vấn đề rồi, vì đơn giản là đứa nào cũng sẽ có lúc phản ứng gay gắt với một tình huống như vậy.
Theo Giáo sư Claire B.Kopp bộ môn Tâm lý học của trường Đại học California's Claremont Graduate University (Mỹ), những vấn đề tâm lý này là do kĩ năng ngôn ngữ chưa ổn định của bé. Những đứa bé mới biết đi đang bắt đầu tập hiểu những gì mà chúng nghe thấy, nhưng khả năng hình thành ngôn ngữ của bé vẫn còn rất hạn chế. Việc duy nhất con bạn có thể làm, khi không thể thể hiện được cảm xúc của bản thân hay những gì chúng muốn, là nổi cáu.
Vậy các bố mẹ phải làm thế nào khi bé cáu kỉnh như thế?
1. Không được mất bình tĩnh
Cơn cáu giận của bé đương nhiên không phải một tín hiệu tốt. Trong những lúc tức giận, la khóc, hay giẫy đành đạch trên sàn nhà, con bạn còn có thể sẽ ném mọi thứ lung tung hoặc đánh đấm vô định. Trong tình huống khó giải quyết đó, bạn cứ yên tâm rằng những hành động của bé là hoàn toàn bình thường.
Khi bé đã qua cơn cáu giận, mặc dù bé phản ứng tiêu cực với những lời quát mắng hay đe dọa của bạn, nhưng bé sẽ chẳng thể lắng nghe bất cứ lí do nào. Bà mẹ của một em bé 2 tuổi chia sẻ: "Tôi nhận ra rằng, tôi càng cố la mắng thì thằng bé càng bướng bỉnh, cáu bẳn hơn.” Ví dụ này để bạn hiểu rằng, việc bạn cũng nổi cáu với con đồng nghĩa với việc bạn đã thất bại. Thay vào đó, hãy làm một việc đơn giản là ngồi xuống cạnh con khi chúng nổi cáu.
Những cảm giác của một “cơn thịnh nộ” vừa qua có thể khiến bé sợ hãi, vậy nên bé sẽ cảm thấy mình được quan tâm, vỗ về khi có bạn ở bên. Nếu bạn đã cảm thấy quá nản, lời khuyên cho bạn là nên ra khỏi phòng và đợi vài phút để bình tĩnh rồi hãy quay trở lại sau vài phút bởi vì chỉ khi tâm trạng bạn ổn định, bạn mới có thể giúp bé bình tĩnh.
2. Hành xử đúng như một người lớn
Dù cho bé có ăn vạ dai dẳng như thế nào, bố mẹ nhất định không được đáp ứng những đòi hỏi vô lý của bé. Chỉ cần bạn nhượng bộ một lần, bé sẽ nghĩ rằng chỉ cần “ăn vạ”, bé sẽ có mọi thứ bé muốn. Nếu bé nổi cáu tới mức đánh mọi người, ném đồ đạc lung tung, hay không ngừng la hét thì hãy dứt khoát bế bé vào phòng ngủ - nơi cho bé cảm giác an toàn rồi nói cho bé biết rằng tại sao bé lại ở đây và bạn sẽ ở đó đến khi bé bình tĩnh lại.
3. Nói chuyện với bé khi bé bình tĩnh lại
Khi cơn cáu giận của bé nguôi ngoai, bạn hãy ôm bé vào lòng và bắt đầu nói về chuyện vừa xảy ra. Bạn cần nói cho bé hiểu rằng, điều đó là bình thường và bạn hoàn toàn hiểu được cảm giác khi ấy của bé. Hãy giúp bé diễn đạt những cảm xúc khó chịu thành lời, ví dụ như: “Con bực tức vì đồ ăn không phải món con thích đúng không?”... để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời nói rõ ràng là tốt hơn.
Cuối cùng hãy cười và nói với bé rằng: "Mẹ xin lỗi đã không nhận ra điều đó, nhưng nếu con không khóc ầm lên, mẹ đã có thể biết được con muốn gì rồi.”
4. Hãy cho bé biết rằng bạn yêu chúng
Một khi con bạn đã bình tĩnh trở lại và bạn bắt đầu có cơ hội để nói về cơn giận vừa qua, hãy ôm lấy bé thật nhanh, nói rằng bạn yêu chúng. Nếu như con bạn ngồi xuống và bắt đầu kể cho bạn nghe tất cả những gì vừa xảy ra, bạn cần có một hành động yêu thương nào đó để bù đắp hoặc khen thưởng bé.
5. Cố gắng hạn chế tối đa những tình huống khiến bé nổi cáu
Nếu bạn chú ý một chút tới những dấu hiệu của bé và lên kế hoạch một cách phù hợp, mọi chuyện sẽ rất dễ giải quyết. Ví dụ: nếu bé khóc lóc khi đói, bạn nên mang theo chút đồ ăn nhẹ bên người. Nếu bạn cảm nhận được cơn cáu kỉnh của bé, hãy “đánh lạc hướng” bằng cách bế bé ra chỗ khác, đưa cho bé đồ chơi hoặc làm những việc bé không ngờ tới như: làm mặt ngớ ngẩn trêu chọc bé hoặc chỉ vào một con chim để thu hút sự chú ý của bé.
Con bạn đang dần trở nên tự lập hơn, vì thế hãy cho bé lựa chọn/quyết định bất cứ khi nào có thể. Không ai thích cả ngày bị chỉ đạo phải làm cái này, cái kia cả. Bạn có thể đưa ra gợi ý kiểu như: "Con thích ăn ngô hay cà rốt? thay vì yêu cầu bé: "Ăn cà rốt đi nào!"
Bạn có để ý là bạn nói “không” với bé bao nhiêu lần/ngày không? Chú ý nhé, đừng làm thế quá nhiều, vì việc đó chỉ gây thêm áp lực không cần thiết cho cả hai mà thôi.
6. Chú ý dấu hiệu stress
Mặc dù việc bé cáu kỉnh mỗi ngày vẫn được các mẹ xem như phản ứng bình thường trong giai đoạn tập đi này, tuy nhiên bạn cũng nên chú ý một chút tới những vấn đề như: những xáo trộn đang xảy ra trong gia đình, bé đang bước vào một thời kỳ khủng hoảng, căng thẳng giữa bố mẹ?... Tất cả những chuyện đó đều hoàn toàn có thể khiến bé thường xuyên cáu kỉnh.
Nếu tần suốt những cơn cáu kỉnh của bé diễn ra thường xuyên hoặc gay gắt (ví dụ như khi cáu giận bé làm đau chính bé hoặc người khác) thì hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn về những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình phát triển tâm sinh lý của bé.