Chính những câu nói này của bố mẹ khiến trẻ thất bại trong cuộc sống

Những câu nói vô cùng đơn giản của bố mẹ nhưng lại góp phần hình thành lên tính cách của con sau này.

Những câu nói vô cùng đơn giản của bố mẹ nhưng lại góp phần hình thành lên tính cách của con sau này.

Sinh con đã khó, nhưng nuôi con còn khó hơn. Đôi khi, chỉ một phút lơ là hay một câu lỡ miệng, chúng ta đã vô tình làm ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ. Và thật bất ngờ khi cha mẹ cũng cần "học cách nói với con". Vậy, những câu như thế nào thì chúng ta tuyệt đối không nên nói với trẻ và vì sao lại như thế?

Dưới đây là 11 câu không nên nói với trẻ cùng sự ảnh hưởng của nó bố mẹ nên tham khảo:

1. “Bẩn quá, không được nghịch!”

Khi trẻ muốn nghịch bẩn, chúng ta thường nói: “Bẩn quá, không được nghịch!”. Tuy nhiên, câu nói này dường như đã vô tình dập tắt bản tính thích được chơi của trẻ, ngăn việc con khám phá thế giới xung quanh. Như thế, hoàn toàn không tốt cho sự phát triển sau này.

chinh nhung cau noi nay cua bo me khien tre that bai trong cuoc song - 1

2. “Cơm vương vãi khắp nơi thế này”; “Cơm sắp nguội rồi đó”; “Đưa đây mẹ bón cho!”.

Những câu nói như thế sẽ làm mất dần ý thức tự giác và khả năng làm việc của trẻ.

3. “Con yêu, chúng ta đến gặp bác sĩ, bảo bác sĩ kê cho ít thuốc hoặc tiêm một mũi là khỏi luôn!”

Khi thấy con có biểu hiện bị ốm, rất nhiều mẹ liền ngay lập tức mua thuốc hay đưa con đi khám bác sĩ mà không kiểm tra thật kĩ. Đó thực sẽ làm phản tác dụng chữa bệnh cho con, biến đứa trẻ trở nên yếu ớt, không có sức đề kháng, hay bị ốm, ỷ lại vào thuốc và mắc bệnh nan y.

4. “Đừng làm bẩn quần áo đó”; “Nước lạnh lắm đấy”; “Đừng làm vỡ bát đấy”…

Trẻ con thường rất hiếu động và thích giúp mẹ làm một số việc vặt nhưng nhiều bà mẹ lại nuôi con theo kiểu “bọc trứng”.

Trong mắt trẻ, lao động cũng giống như một trò chơi. Khi nghe mẹ nói những câu như thế vô tình khiến bé cảm thấy lao động đã trở thành một nỗi khổ cực, không tốt cho tay chân, trẻ sẽ trở nên không có khí phách và ý chí kiên cường.

5. “Con phải chăm chỉ học hành, lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, không hiểu thì không được phát biểu lung tung”…

Nếu nói như thế con sẽ không dám hỏi vì sao, sẽ sợ giáo viên, sợ các bạn chê cười, sẽ chỉ biết đến tiếp thu, nghe theo người khác mà không có tính sáng tạo, thậm chí còn không có cách lý giải cũng như tư duy của riêng mình.

6. “Con ngoan, con chỉ cần học thật giỏi là được rồi, con không cần làm gì hết đâu”.

Khi con ngỏ ý: “Bố mẹ ơi, con đã lớn rồi, con cũng phải làm những việc phù hợp với sức của con”. Bố mẹ lại nói: “Con ngoan, con chỉ cần học thật giỏi là được rồi, con không cần làm gì hết đâu”.

Chính câu nói đó lại càng khiến bé trở thành người rụt rè và không có trách nhiệm với công việc.

7. “Con có biết bố mẹ vì con đã phải chịu bao nhiêu vất vả không? Con chỉ cần ăn ngon mặc đẹp, không phải làm bất cứ việc gì hết, tại sao chỉ việc học thôi mà cũng không nên thân, con làm bố mẹ mất mặt quá! Biết trước thế này…”

Những câu nói như thế càng khiến trẻ không cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, chúng cho rằng tất cả những gì bạn bỏ ra cũng chỉ là một cuộc giao dịch, bản thân mình chỉ là một tài sản tư hữu của bố mẹ, là công cụ để bố mẹ được rạng rỡ mặt mày mà thôi.

chinh nhung cau noi nay cua bo me khien tre that bai trong cuoc song - 2

8. “Yêu cái gì mà yêu, con yêu bằng cách nào? Học thật giỏi, nghe lời bố mẹ mới là cách thể hiện tình yêu tốt nhất”

Khi trẻ không biết cách phải cảm ơn thế nào, liền nói với chúng ta: “Bố mẹ, con yêu bố mẹ, bố mẹ vất vả quá!”. Chúng ta thường nói: “Yêu cái gì mà yêu, con yêu bằng cách nào? Học thật giỏi, nghe lời bố mẹ mới là cách thể hiện tình yêu tốt nhất”.

Dường như bố mẹ đang cụ thể hóa “khái niệm yêu”. “Cây tình yêu” còn chưa kịp ra hoa đã tàn lụi, tình yêu còn chưa hình thành đã bị phá vỡ.

9. “Không sao, lớn rồi con sẽ ngoan thôi, chỉ cần học thật giỏi, những thứ khác không quan trọng”

Trẻ học rất giỏi nhưng tính tình ương bướng, lười nhác, cha mẹ thường nói: “Không sao, lớn rồi con sẽ ngoan thôi, chỉ cần học thật giỏi, những thứ khác không quan trọng”.

Tuy nhiên, cha mẹ đã quên, con người trước hết phải thành người thì mới có thể thành tài, cha mẹ đã vô tình bỏ đi cái gốc để lấy cái ngọn, phá bỏ đi cơ hội hình thành nhân cách toàn diện của trẻ.

10. “Bao giờ nó có gia đình, có vợ con rồi sẽ khác

Khi con đã trưởng thành, dáng hình lớn hơn bố mẹ, thế nhưng chẳng biết làm việc gì, không muốn làm việc gì, chỉ quen được bố mẹ chiều chuộng. Khi đó cha mẹ không nói lại được con nên chống chế bằng câu nói: “Bao giờ nó có gia đình, có vợ con rồi sẽ khác”. Thế nhưng bạn sẽ phát hiện ra rắc rối ngày càng nhiều, ngày càng to hơn!

11. “Đây là sự khác biệt, con không có tiếng nói chung với chúng ta”.

Khi cha mẹ cảm thấy con có học hơn mình, kiếm được nhiều tiền hơn mình và thường bận rộn không nói chuyện hay ăn cơm với gia đình. Cha mẹ thường nói: “Đây là sự khác biệt, con không có tiếng nói chung với chúng ta”.

Thế nhưng, có bao giờ cha mẹ đã từng nghĩ: Đứa con mà chúng ta vất vả nuôi lớn giờ đây đã trưởng thành. Chúng ta vốn chỉ cần cùng con lớn lên, có thể làm bạn cùng con, để con được vui và để chúng ta được hạnh phúc.


Theo Khám Phá

kỹ năng làm cha mẹ

Dạy con

giao tiếp với con

cách dạy con ngoan

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.