Dấu hiệu bố mẹ nhận biết để "cứu" con bị bạo hành ở trường

Làm cha mẹ, sự nhạy cảm và thấu hiểu con cái là điều rất quan trọng. Không khó để nhận ra những dấu hiệu khi con mình đang bị bạo hành.

Làm cha mẹ, sự nhạy cảm và thấu hiểu con cái là điều rất quan trọng. Không khó để nhận ra những dấu hiệu khi con mình đang bị bạo hành.

Vụ việc bé 14 tháng tuổi vừa nhập học tại trường Mầm non tư thục Sơn Ca (đường Hữu Nghị, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) hôm 30/9 bị trói chân tay, nhét giẻ vào miệng tại lớp mầm non đang gây phẫn nộ trong dư luận, đặc biệt là trong những gia đình có con nhỏ trong độ tuổi đi học mầm non.

Sự việc bắt đầu khi bà mẹ nghi ngờ con có nhiều vết bầm tím trên người sau những buổi đi nhà trẻ về nên đã thử bật camera giám sát của trường qua máy tính để theo dõi. Vì nghĩ là camera không quay tới góc nên 3 cô giáo mầm non vẫn vô tư bạo hành bé P.L. Vụ việc ngày càng lên đến đỉnh điểm khi cả hai bố mẹ bé bất ngờ tới lớp và giải cứu con đang trong tình trạng miệng bị nhét giẻ, chân tay bị trói.

Những dấu hiệu nhận biết đơn giản giúp bố mẹ
Vụ việc bé P. L bị bạo hành khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng.

Đây không phải là lần đầu tiên có vụ việc trẻ mầm non bị bạo hành. Liên tiếp trong những năm gần đây, các vụ bạo hành tại các cơ sở mầm non liên tục xảy ra khiến các bố mẹ lo lắng.

1. Ảnh hưởng tâm lý khi trẻ bị bạo hành

Theo các nghiên cứu của The National Child Traumatic Stress Netwwork (Hệ thống trẻ em bị chấn động mạnh quốc gia) của Mỹ, việc trẻ bị bạo hành có thể dẫn đến các nguy cơ sau:

- Tất cả những hành động như đánh đập, vùi dập, làm nhục... đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị căng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất... ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.

- Khi bị bạo hành hoặc nhìn thấy những đứa trẻ khác bị bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình.

- Thiếu tin tưởng vào mọi người.

- Sống khép kín, gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội.

- Mặc cảm, thiếu tự tin vào bản thân.

- Hung hăng, bạo lực với mọi người, thậm chí có hành vi tự hại. Luôn muốn tự làm đau mình để giảm stress căng thẳng.

- Khi liên tục bị đánh đập, hành hạ hoặc bị làm nhục dưới mọi hình thức, trẻ trở nên mất lòng tự trọng, lì lợm, ngang bướng, và không còn coi chuyện vi phạm lỗi là quan trọng.

2. Vậy làm thế nào để nhận biết con bị bạo hành và tránh được những rủi ro?

Không khó để nhận biết được một đứa trẻ đang bị bạo hành. Trẻ con là đoạn video quay chậm, có thể tái hiện lại mà chỉ cần tinh ý và quan tâm đến con là bố mẹ có thể hoàn toàn nhận biết được.

Đối với những trẻ chưa biết nói:

Những dấu hiệu nhận biết đơn giản giúp bố mẹ
Trẻ bị bạo hành có thể sẽ sợ đi học.

Trẻ chưa biết nói sẽ gặp khó khăn hơn vì trẻ không thể diễn đạt cho bố mẹ những gì đang xảy ra ở trường cũng như chia sẻ với bố mẹ về cảm xúc của mình. Tuy nhiên vẫn có những cách khác để bố mẹ kết nối với con.

Biểu hiện về tâm lý

- Khi bị cô giáo đánh, la mắng hay ngược đãi, trẻ thường có biểu hiện tâm lý giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi...

- Trẻ có biểu hiện sợ ăn, lười ăn, không chịu ăn, thậm chí còn nôn ọe dù trước đó trẻ không hề có biểu hiện này.

- Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon và không sâu giấc, dễ giật mình, la hét, hay mơ sảng.

- Trẻ có thể nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp hoặc toát mồ hôi khi về nhà.

- Trẻ rất sợ đi học vì sợ gặp cô giáo. Thường trẻ sẽ khóc lóc và không chịu vào lớp, đặc biệt, nếu nhìn thấy cô giáo, nỗi sợ càng tăng cao và trẻ khóc lớn hơn. Tuy nhiên, khi cô giáo yêu cầu trẻ nín trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt và mếu máo. Lúc cô giáo đón trẻ vào lớp trẻ sẽ khóc thảm thiết và nhoài về phía cha mẹ.

- Lảng tránh những biểu hiện yêu thương của cha mẹ hoặc tự nhiên quá bám dính lấy cha mẹ, hay tức giận hoặc hay chán nản.

Biểu hiện về thể chất

Cơ thể con chính là bằng chứng cụ thể nhất về việc trẻ có bị bạo hành ở lớp hay không. Chỉ cần quan sát kỹ bàn tay, chân, cổ, mông, má của trẻ trước và sau khi đón trẻ về là cha mẹ có thể biết được chuyện gì đã diễn ra ở trường.

Những vết cấu của trẻ thường nhỏ, không thể lớn được, nếu bố mẹ thấy vết thương lớn thì cô sẽ là “nghi can”.

Những vết bầm, lằn (kiểu nhiều sọc dọc do đánh bằng tay, thước kẻ, que nhỏ) trên má, tay, chân, mông, lưng… khó có thể là vết té ngã, cào hoặc đánh nhau, cắn nhau với bạn được.

Nếu xuất hiện vết bầm, tím, lằn thì bố mẹ cần hỏi ngay giáo viên xem những vết bầm tím là do đâu. Trường hợp té hay đánh nhau mà cô giáo không thông báo cho cha mẹ biết thì cha mẹ cần phải lưu ý đặc biệt vấn đề này.

Đối với những trẻ lớn hơn và đã có khả năng diễn đạt suy nghĩ của mình

Những dấu hiệu nhận biết đơn giản giúp bố mẹ
Con cái chúng ta chính là "đoạn video" quay chậm rõ nhất nếu chúng ta nhạy cảm và quan tâm đến con.

Ngoài những dấu hiệu về tâm lý và thể chất giống như trẻ chưa biết nói ở trên, đối với trẻ lớn hơn và đã có thể giao tiếp, bố mẹ cũng có thêm những cách khác để tiếp cận con, giúp con chia sẻ với mình những gì đã xảy ra ở trường

- Bé lớn có thể thường xuyên mếu máo bảo "con không muốn tới trường”.

- Bé biểu hiện sự lầm lì, nhút nhát, hay sợ sệt hoặc ngược lại, dễ cáu, dễ thét, dễ bùng nổ cảm xúc.

- Trẻ trở nên khép nép và bị động; trước thường hòa nhã, dễ gần lại tự nhiên trở nên bướng bỉnh…

- Trẻ nhỏ thường bắt chước người lớn, trong đó có cô giáo vì vậy trò chơi này sẽ rất hợp với bé. Vì thế, bố mẹ có thể cùng con chơi trò đóng vai. Thông qua những lời nói, nét mặt của bé khi dạy học, cách trẻ phạt học sinh làm sai, không chịu ăn… ba mẹ sẽ phần nào biết được cách dạy của cô giáo ở trường. Nhận biết sớm và phát hiện sớm có thể giúp con tránh được những rủi ro đáng tiếc.

- Hỏi khéo con. Đừng hỏi thẳng luôn là cô giáo có đánh con không? Hãy hỏi: Ở lớp con bạn nào ngoan nhất? Bạn nào không ngoan? Lúc không ngoan thì cô giáo phạt như thế nào? Thông qua giao tiếp, bố mẹ có thể tìm hiểu được những gì đang xảy ra ở trường với con.

Cuối cùng, quan tâm đến con và dành thời gian cho con là điều bố mẹ nên làm. Làm cha mẹ, sự nhạy cảm và thấu hiểu con cái là điều rất quan trọng. Con chúng ta là nhân chứng sống động trong việc tố cáo bạo hành. Hãy chú ý khi giao con cho người khác và theo dõi từng thay đổi nhỏ của con, mỗi ngày!

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.