Diễn viên Hải Anh chia sẻ về việc dạy đứa trẻ nhà giàu 'vượt sướng'

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh gia đình có điều kiện, bé Híp nhà diễn viên Hải Anh đã gặp không ít khó khăn khi tham gia chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế" mùa 3.

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh gia đình có điều kiện, bé Híp nhà diễn viên Hải Anh đã gặp không ít khó khăn khi tham gia chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế" mùa 3. Mới đây, diễn viên Hải Anh cũng đã có sự chia sẻ của mình về việc dạy một đứa trẻ nhà giàu 'vượt sướng'.

>>6 sao Việt “đại gia” vẫn cho con đi học trường bình dân

Cũng từng cảm thấy xấu hổ khi con quấy khóc trên truyền hình

Không thể nói, việc Híp hay khóc và anh đang thực sự gặp rắc rối với tính hiếu thắng của con trong Bố ơi Mình đi đâu thế là có thật. Anh dự định sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Quả thật, ngay trong buổi tối của hành trình đầu tiên ở Bố ơi Mình đi đâu thế, tôi đã quá bất ngờ vì không nghĩ Híp lại đành hanh và hiếu thắng đến như vậy. Thực ra khi sống trong nhà với bố mẹ, việc Híp xí phần và muốn đòi cái gì phải là của riêng mình là chuyện thường xảy ra. Nhưng khi đó, ở góc nhìn của người lớn với trẻ con, tôi đôi khi lại không quá quan trọng và luôn nhường cho con. Tôi không ngờ nó hình thành trong bé khái niệm khi ra ngoài đời, con cũng muốn mình thích gì là phải giành được điều ấy.

Trong những tình huống con khóc hay đành hanh trên truyền hình, trước mặt mọi người, tôi cũng cảm thấy xấu hổ, mất mặt lắm chứ. Tuy nhiên tôi muốn khẳng định lại là kể cả khi Híp hư, tôi cũng không bao giờ đánh con. Tôi không muốn quát nạt, không muốn dùng quyền làm bố của mình để ép buộc con. Cách giải quyết của tôi là để hai bố con có một khoảng thời gian tách nhau ra, yên tĩnh và hạ hoả lại. Sau đó thì ngồi cùng con phân tích, trò chuyện để thay đổi suy nghĩ của bé. Thực ra trẻ con mới 5 tuổi, mình hoàn toàn có thể điều chỉnh được hết.

Hiện nay, cả gia đình tôi vẫn duy trì thói quen xem lại chương trình được phát sóng vào mỗi thứ 7 hàng tuần. Khi đó, có những tình huống con sai, có những tình huống con đúng, tất cả đều được tôi và con mang ra mổ xẻ để bé rút kinh nghiệm.

dv hai anh: day dua tre nha giau 'vuot suong' khong de - 7

Híp có nhiều cảnh "rơi nước mắt" ở những tập đầu Bố ơi Mình đi đâu thế.

dv hai anh: day dua tre nha giau 'vuot suong' khong de - 8

Cậu bé hiếu thắng nhưng cũng rất hóm hỉnh - nét tính cách được thừa hưởng từ bố.

dv hai anh: day dua tre nha giau 'vuot suong' khong de - 9

Ngoài đời, Híp là một cậu bé giàu cảm xúc và luôn biết cách lắng nghe bố mẹ để tự hoàn thiện bản thân.

dv hai anh: day dua tre nha giau 'vuot suong' khong de - 10
Rất yêu thương bố.

Để dạy một đứa trẻ "nhà giàu vượt sướng" là rất khó khăn

Có vẻ như Híp đang gặp vấn đề làm thế nào để vượt sướng khi sinh ra trong một gia đình có điều kiện?

Trước đây tôi dạy con theo bản năng, theo thói quen chung của các ông bố bà mẹ Việt. Đó là khi con đòi hỏi một thứ gì, thì nói với con rằng gia đình mình nghèo khó, con phải cố gắng, con phải phấn đấu mới có được. Khi đó Híp 4 tuổi và hoàn toàn chấp nhận điều ấy.

Nhưng đến khi được 5 tuổi, con không đồng ý với cách nói đó của tôi và con cho rằng bố mẹ đang nói dối. Khi Híp đến trường, tiếp xúc với các bạn và con hiểu được rằng trường đó chỉ có con nhà giàu mới vào học được. Còn nhiều ví dụ khác nữa để khẳng định rằng trẻ con bây giờ rất tinh và chúng tôi phải có cách dạy khác.

Bây giờ, tôi nói với con rằng đúng, nhà mình không nghèo, nhà mình có điều kiện nhưng của cải ấy, không phải dành cho con. Con phải hiểu được rằng đấy là mồ hôi xương máu của bố mẹ chứ không phải của con. Nên con muốn sống sướng như bố mẹ thì con phải cố gắng học giỏi, phấn đấu, phải lao động.

Tất nhiên, đó là cách nói của chúng tôi bây giờ. Có thể sau này, theo thời gian con lớn lên, suy nghĩ khác đi, chúng tôi lại có cách nói khác. Sướng từ bé thì chuyện vươn lên, có động lực sẽ khó hơn rất nhiều. Tôi nghĩ đây là vấn đề nhiều gia đình có điều kiện cũng đang rất đau đầu.

dv hai anh: day dua tre nha giau 'vuot suong' khong de - 11

"Tôi nói với con rằng đúng, nhà mình không nghèo, nhà mình có điều kiện nhưng của cải ấy, không phải dành cho con. Con phải hiểu được rằng đấy là mồ hôi xương máu của bố mẹ chứ không phải của con. Nên con muốn sống sướng như bố mẹ thì con phải cố gắng học giỏi, phấn đấu, phải lao động."

dv hai anh: day dua tre nha giau 'vuot suong' khong de - 12

Tôi bây giờ là ông bố bỉm sữa đích thực

Về bản thân anh thì sao, anh có nhiều thay đổi sau khi tham gia chương trình?

Đôi khi tôi thấy tôi nuôi dạy rất bản năng nhưng thực ra dạy trẻ nhỏ cần có phương pháp. Trước đây tôi đi làm về, cứ 7 giờ tối về đến nhà là bố con ăn uống với nhau rồi con ngồi chơi đồ chơi, tôi ngồi bên đọc báo, lướt web. Tôi cũng biết nhiều ông bố cứ tối đến là đi nhậu, đi tennis đến đêm, không quan tâm đến con. Tôi thìkhông không la cà sau giờ làm, tôi chọn cách đến nhà và tôi nghĩ rằng thế là tôi đã quan tâm đến con. Tuy nhiên không phải. Tôi phải bỏ hết mọi thứ, gạt điện thoại sang một bên để nói chuyện và chia sẻ cùng con, coi con như một người bạn, hoà mình với con. Đó mới thực sự là dành thời gian cho con trẻ.

Đừng nghĩ rằng một đứa trẻ 5 tuổi không nói chuyện được với mình. Thực ra nó có rất nhiều tâm sự mà chúng ta không hề biết. Sau những chuyến đi Bố ơi, mình đi đâu thế, tôi thay đổi, tôi lớn nốt những phần còn lại trong tư duy làm bố. Tôi thậm chí còn lang thang trên mạng, vào các diễn đàn cha mẹ để tìm hiểu và học hỏi. Tôi giờ thành ông bố bỉm sữa rồi (cười).

Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị!

Theo Khám Phá


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.