- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thúc con thành thần đồng, bỏ quên dạy làm người
Trong khi các chương trình dạy con thành thần đồng, thiên tài, bố mẹ chen chân tham gia thì các nội dung như dạy con sống tử tế, sống trách nhiệm lại luôn vắng bóng phụ huynh!
Trong khi các chương trình dạy con thành thần đồng, thiên tài, bố mẹ chen chân tham gia thì các nội dung như dạy con sống tử tế, sống trách nhiệm lại luôn vắng bóng phụ huynh!
>>Chìa khóa dạy con đáng học hỏi của bố mẹ Việt có con "thần đồng"
Nhiều phụ huynh than phiền và lo ngại con trẻ bây giờ sống thiếu trách nhiệm, không biết quan tâm đến người khác, vô cảm với mọi thứ xung quanh, sống đòi hỏi ích kỷ… Nhưng ít phụ huynh không biết rằng chính mình “góp sức” không sức không nhỏ đến suy nghĩ, thái độ sống của con bởi cách nuôi dạy. Nhất là bây giờ, nhiều phụ huynh ưu tiên hàng đầu cho việc sao để con thông minh, tài giỏi và sao nhãng, xem nhẹ việc dạy lễ nghĩa cho con.
Hiện nay, rất dễ gặp những đứa trẻ không biết cất tiếng chào, hỏi han người lớn như một phép xã giao thông thường. Rồi đến những đứa con lớn tồng ngồng không biết tự mặc quần áo, đi dày dép, thậm chí học đến cấp ba chưa biết nấu gói mỳ tôm, không biết cắm nồi cơm, không rời nổi vòng tay bố mẹ kể cả khi vào đại học.
Việc trẻ ngu ngơ với những phép tắc lễ nghĩa trong giao tiếp, những kỹ năng cơ bản tác động trực tiếp đến cuộc sống của trẻ hàng giờ hàng ngày nhưng phụ huynh lại không mấy sốt ruột. Nhiều người còn cho đó là điều bình thường và dễ dàng tặc lưỡi “lớn lên khắc biết”. Trong khi đó, việc học chữ, ngoại ngữ, học toán thông minh... thì nhiều gia đình “nhồi” trẻ từ tuổi lên 3, không dám để muộn một khắc vì sợ lỡ mất "thời cơ vàng".
Nhiều đứa trẻ chưa vào lớp 1 đã bị bố mẹ “đẩy” đi học chữ trước để không thua kém bạn bè. Cứ theo đà, bố mẹ chạy đua để con đạt thành thích này nọ, vào trường chuyên lớp chọn bằng được. Sự giỏi giang và thành công của đứa trẻ được đánh giá hầu như chỉ dựa vào điểm số, dựa vào kết quả, thành tích mà chúng đạt được.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ) chia sẻ, rất nhiều phụ huynh chạy theo các mục tiêu như làm sao để con thông minh, thành công, để thành tỷ phú, triệu phú… trong nuôi dạy con. Còn các những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc một mầm non là khía cạnh tâm hồn, lối sống lành mạnh, những giá trị sống cho đứa trẻ như về tình yêu thương, sự tôn trọng, cách cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống cũng như những kỹ năng cơ bản bố mẹ lại rất xem nhẹ.
“Khi chúng tôi tổ chức các chương trình dạy con thành thần đồng, thiên tài hay dạy con theo phương pháp nước này nước nọ để con thành công, thông minh thì luôn đông nghịt phụ huynh tham gia, chẳng đủ chỗ để ngồi. Còn các chủ đề về ứng xử, lễ nghĩa, giúp con sống đẹp, sống có trách nhiệm… lại vắng tanh. Chúng tôi còn kêu gọi, năn nỉ bố mẹ hãy đưa con đến dự thì toàn nghe phụ huynh than bận đưa con đi học thêm”, bà Thúy bộc bạch.
Trong lần chia sẻ với phụ huynh ở TPHCM về vấn đề con trẻ ngày nay, TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh cũng cho hay trước thực tế các loại sách kỹ năng như dạy con thành thần đồng, triệu phú, thiên tài, dạy con thông minh kích hoạt trí não… phụ huynh rất sốt sắng mua. Còn các sách có giá trị bồi đắp tâm hồn cho con trẻ như sách văn học lại rất ít người quan tâm.
Việc dạy con của bố mẹ đang theo xu hướng thực dụng mà đôi khi bị cuốn theo theo những thành quả trước mắt, phụ huynh xem nhẹ những yếu tố phát triển bền vững. Những chỉ tiêu, kỳ vọng từ bố mẹ có thể “đè bẹp” đứa trẻ khi các em không được chăm sóc tốt về tinh thần, tình cảm.
Bố mẹ đòi hỏi ở trẻ quá cao mà bỏ quên những tiêu chí thiết yếu để làm người cũng như bỏ qua mong muốn, tâm tư của đứa trẻ. Con trẻ cần được giáo dục biết yêu thương bản thân, yêu thương mọi người và tinh thần chiến thắng bản thân quan trọng hơn chiến thắng bất kỳ ai.