- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gặp mẹ bé trai 3 tuổi biết tự vào bếp rán bánh để nghe kinh nghiệm dạy con tự lập
Mới chỉ 3 tuổi nhưng cậu bé Măng (con trai chị Ngọc Hà) đã có thể đứng bếp, tự tay làm món ăn từ công đoạn sơ chế cho đến khi thực hiện.
Mới chỉ 3 tuổi nhưng cậu bé Măng (con trai chị Ngọc Hà) đã có thể đứng bếp, tự tay làm món ăn từ công đoạn sơ chế cho đến khi thực hiện.
Dạy con tự lập ngay từ những ngày còn nhỏ là xu hướng nuôi con hiện đại của những bà mẹ trẻ hiện nay. Chị Ngọc Hà (31 tuổi) hiện sinh sống tại Hà Nội cũng đang nuôi dạy 2 con Măng (3 tuổi) và Mía (1 tuổi) theo những phương pháp hiện đại được nhiều bà mẹ và chuyên gia đánh giá cao như thế.
Chị Ngọc Hà và con trai lớn, bé Măng (3 tuổi).
Video: Bé Măng tự tay rán bánh trong bếp
Sau khi đoạn clip về bé lớn Măng tự tay làm bánh từ công đoạn sơ chế đến rán bánh (dưới sự giám sát và hỗ trợ của mẹ) được chia sẻ trên trang cá nhân chị Hà, rất nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho cả bé Măng và bà mẹ 2 con này. Mặc dù mới chỉ 3 tuổi, cái tuổi mà nhiều bé còn chưa tự ăn tự chơi thì Măng đã có thể tự tay thực hiện tất cả các công đoạn để làm ra món ăn mà không hề có sơ suất gì.
Bé Măng tự thay thực hiện công việc làm bánh từ sơ chế...
...đến rán bánh mà không có sơ suất gì.
Trò chuyện thêm, chị Ngọc Hà cho biết bé Măng còn làm được khá nhiều công việc nhà khác nhờ sự rèn dũa từ nhỏ của mẹ. "Khi nấu ăn mình thường nhờ con làm các công việc vặt “bóc hành đuổi mèo” như lấy trứng trong tủ lạnh, nhặt rau, nạo cà rốt hoặc lấy cho mẹ món đồ nào đó.
Hằng ngày vào các buổi sáng trước khi đi học mình nhờ con mang quần áo đi phân loại và cho vào máy giặt, quần áo Măng và Mía giặt riêng, của bố mẹ giặt riêng, khi mẹ gấp đồ con sẽ tự cất đồ của mình vào các ngăn tủ. Các buổi chiều mình xếp lịch cố định con sẽ đổ rác sau khi đi học về. Cuối tuần mình cho bé rửa bát. Nói là xếp lịch rồi làm giúp mẹ nhưng vì con đang tập làm quen nên vẫn cần mẹ động viên nhiều lắm chứ chưa quen nếp được (cười).
Bé Măng còn có thể làm được nhiều công việc nhà khác.
Bé 3 tuổi và đang làm quen với tiền nên hằng ngày khi đưa đón con đi học mình sẽ rẽ vào đâu đó và nhờ con mua một món đồ nào đó, con sẽ tự bước vào để hỏi người bán hàng và cầm tiền trả lại cho mẹ".
Chia sẻ về những này đầu tập cho con làm quen với những công việc vặt đơn giản như vậy chị Ngọc Hà cho biết, thực chất gọi là sai vặt sẽ hợp lý hơn với các bạn nhỏ như thế. Quá trình sai vặt sẽ là từ khi bé xíu: lấy giúp mẹ cái này cái kia, tự làm việc này việc kia cho bản thân đều là bước chuẩn bị để con sẵn sàng làm việc nhà giúp mẹ.
"Mọi em bé sinh ra đều có tư duy muốn bắt chước và yêu lao động. Quan trọng là người lớn có tạo cho bạn ấy môi trường để phát huy hay không. Bởi vậy trước khi con giúp mình làm việc nhà thì con đã có kha khá “kinh nghiệm tự chăm sóc bản thân” rồi.
Nói là tự chăm sóc bản thân nhưng thực ra nó là các kỹ năng phù hợp độtuổi, như khi con 1-2 tuổi sẽ làm gì, lớn hơn chút làm gì. Bắt đầu bằng việc tự ngủ, tự ăn, tự chơi, lớn dần sẽ là các vấn đề vệ sinh cá nhân, tiếp nữa mới là giúp mẹ làm công việc nhà, tuần tự như vậy con sẽ thấy vui vẻ mà không cần mẹ quát tháo.
Bố Măng thường xuyên đi công tác, trong nhà chỉ có ba mẹ con nên mình thường bảo con rằng “Bố đi vắng Măng thay bố làm trụ cột trong gia đình nhé! Con sẽ giúp đỡ mẹ việc nhà và cùng mẹ chăm sóc em Mía nhé”. Tạo cơ hội cho các bé làm quen với việc nhà sẽ giúp các bạn nhỏ có niềm yêu thích lao động, làm việc nhà sớm giúp bạn biết sắp xếp các công việc, óc quan sát sẽ được bồi đắp, tay càng làm não càng phát triển. Ví dụ như trong hoạt động rán bánh trứng có nhiều công đoạn, chuẩn bị nhiều vật dụng và nguyên liệu, mình sẽ để con tự đi lấy sau đó bổ sung thêm nếu còn thiếu. Chưa kể đến con sẽ thấy được trách nhiệm của bản thân mình từ đó có ý thức với các hành động của mình hơn", chị Hà chia sẻ.
Khi được hỏi về những lo lắng khi cho con làm việc nhà lúc còn nhỏ có thể khiến bé bị thương, chị Hà bày tỏ quan điểm: "Khi còn bé mẹ có thể ôm con cả ngày nhưng mọi đứa trẻ rồi sẽ lớn. Hơn 1 tuổi con sẽ biết đi, 2 tuổi con chạy giỏi, 3 tuổi biết lý sự và 6 tuổi con sẽ vapf lớp 1. 18 tuổi con được công nhận quyền công dân như một người trưởng thành. Mẹ không thể bao bọc và ở bên con mãi được.
Chả phải khi đi học cấp 1,2 nhiều bạn đã tự đạp xe đi học, khi con về đến nhà mẹ mới thở phào nhẹ nhõm và chắc chắn đại học thì dù muốn hay không con cũng sẽ bước vào một môi trường nhiều cái mới và đầy cám dỗ,nhất là với các bạn từ miền quê lên thành phố như mình. Việc bị thương khi con làm việc nhà giai đoạn mầm non chắc hẳn có thể xảy ra nhưng vết thương nhỏ xíu rồi sẽ lành, nghĩ tích cực nếu có bị chảy máu do dao cứa vào tay thì đây sẽ là cơ hội dạy con sát trùng sơ cứu vết thương luôn.
Vậy nên mình chỉ mong con khoẻ mạnh và tự lập để tự đứng trên đôi chân của mình. Tự chăm sóc bản thân và biết làm việc nhà là nền móng cho chút kỳ vọng ấy của mình", chị Hà bày tỏ quan điểm.
Bé Măng tự tay làm những chậu hoa nhỏ tặng mẹ.
Ở lớp, Măng cũng được thực hành nhiều bài học tự lập.
Cho con tự làm những công việc phù hợp lứa tuổi là cách chị Hà đang ngày ngày thực hiện.
Chị Ngọc Hà cũng đưa ra một số lời khuyên dành cho các bà mẹ đang muốn dạy con tự lập, tự làm các công việc nhà như sau:
- Một môi trường an toàn là điều tiên quyết: Điều này giúp bé tránh được những rủi ro không đáng có trong lúc làm việc nhà. Mẹ có thể dùng loại dao nhựa, dao ăn để bé cắt, lớn chút dùng dao thật nhưng bọc thêm lớp băng dính để giảm độ sắc cho lưỡi dao... Dạy con các quy tắc an toàn và cảnh báo về những khả năng có thể xảy ra.
- Tiếp đến là sự phù hợp: mẹ giao cho con công việc phù hợp và lựa chọn các vật hỗ trợ phù hợp để con hoàn thành công việc đó. Trong nhà mình có khá nhiều ghế gỗ và ghế nhựa chỉ để cho con leo lên leo xuống khi làm bếp hoặc với đồ. Chiếc ghế gỗ chỉ có hai bậc rất vững chắc giúp con an toàn hơn nhiều khi đứng trên đó (so với ghế nhựa).
- Một điều nữa rất quan trọng để con hào hứng các công việc nhà đó làtổ chức hoạt động trong ngày theo trật tự. Điều này để con biết được việc gì đang đợi mình ở phía trước và sẵn sàng cho nhiệm vụ mới.
"Tạo cơ hội cho các bé làm quen với việc nhà sẽ giúp các bạn nhỏ có niềm yêu thích lao động".