- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học cách mẹ châu Á dạy con về Tết truyền thống
Mặc dù phong tục đón Tết của mỗi quốc
gia là khác biệt, nhưng những phong tục ngày Tết đều chứa đựng các giá
trị đạo đức và văn hóa của dân tộc. Vì vậy, dạy con về Tết truyền thống
vẫn được các mẹ châu Á truyền dạy cho con mỗi dịp xuân về.
Ở những quốc gia châu Á luôn đề cao và coi trọng các giá trị văn hóa truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, trẻ nhỏ thường được mẹ dạy bảo về những bài học đạo đức và lễ nghĩa,
đặc biệt là trong các dịp lễ, Tết cổ truyền của dân tộc. Cách giáo dục
đầy thú vị này cho phép trẻ vừa được vui chơi vừa hiểu hơn về những
truyền thống quý báu của dân tộc mình.
Nhật Bản
Không giống các quốc gia láng giềng khác trong khu vực, ngày Tết truyền thống
lớn nhất và quan trọng nhất trong năm của người Nhật Bản là Oshougatsu
được tổ chức vào tháng 1 dương lịch để nghênh đón vị thần Toshigamisama
(Thần Năm Mới).
Bên cạnh các bài học đạo đức, đây là dịp đặc biệt để mẹ Nhật dạy con về cách sống tự lập qua
các trải nghiệm truyền thống và khuyến khích con tham gia vào các hoạt
động chung của gia đình như chuẩn bị món ăn ngày Tết. Món bánh dầy năm
mới Ozoni, tượng trưng cho mong muốn nhận được nhiều quà của các vị
thần, là một món ăn truyền thống đơn giản mà mẹ Nhật thường hướng dẫn
con làm trong dịp này. Mẹ Nhật sẽ chuẩn bị thật kỹ các nguyên liệu cho
món ăn, đồng thời cho con vệ sinh bàn tay thật sạch. Khi hướng dẫn con
cách làm bánh, mẹ Nhật cũng sẽ giảng giải cho con về giá trị văn hóa của
từng chiếc bánh dầy Ozoni và ý nghĩa của nghi lễ làm bánh đối với người
Nhật Bản trong dịp đầu năm mới.
Bà và mẹ thường dạy các bé gái cách làm những loại bánh truyền thống ngày Tết ở Nhật Bản
Vào ngày mồng 3 tháng 3 dương lịch
hàng năm, lễ hội búp bê Hina Matsuri được tổ chức để cầu phúc, sức khỏe
và may mắn cho các bé gái trong gia đình, vì vậy còn được gọi là “Tết
con gái”.
Nét đặc sắc nhất của lễ hội Hina
Matsuri là búp bê Hina. Một bộ búp bê Hina đầy đủ có ít nhất 15 búp bê
với giá khá đắt, vì vậy mẹ Nhật thường chọn cách cùng con gái gấp các
búp bê giấy nhiều màu sắc để thay thế. Cách làm này của mẹ vừa không làm
giảm đi các giá trị truyền thống của lễ hội, vừa giúp trẻ học cách tiết
kiệm và rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
Mẹ Nhật thường cùng con gái gấp búp bê Hina bằng giấy để tiết kiệm chi phí.
Trong dịp này, các bé gái cũng có thể
mời bạn bè đến nhà tham quan nhà và thưởng thức những món ăn và bánh kẹo
truyền thống của lễ hội. Mẹ Nhật sẽ cho phép con tự trang trí nhà cửa
theo ý thích và tự tay chuẩn bị bánh kẹo.
Trẻ cũng sẽ được mẹ dạy về lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Khi tất cả thành viên trong gia đình cùng quây quần bên mâm cơm ngày Tết,
mẹ Trung Quốc thường hay nói chuyện với con về quá khứ, về lịch sử gia
đình và đạo Khổng. Và đặc biệt, trẻ cần biết nói cảm ơn và thể hiện thái
độ lễ phép khi được người lớn trao cho phong bao lì xì.
Trung Quốc
Đối với người Trung Quốc, Tết Nguyên Đán là lễ hội quan trọng nhất trong năm. Việc giáo dục cho con về ngày Tết cổ truyền luôn được mẹ Trung Quốc coi trọng với hy vọng con sẽ tiếp tục gìn giữ những phong tục và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trong ngày Tết, trẻ nhỏ thường được mẹ
mua cho những bộ quần áo mới và nhận được nhiều sự quan tâm của các
thành viên trong gia đình. Theo truyền thống, trước thềm năm mới là thời
điểm mọi người cùng nhau dọn dẹp lại nhà cửa thật sạch sẽ vì người
Trung Quốc quan niệm rằng quét bỏ bụi bẩn trong nhà sẽ giúp xua đuổi
những điều không may của năm cũ. Đây là việc đơn giản mà các con có thể
giúp đỡ mẹ làm để chuẩn bị cho ngày Tết, đồng thời con cũng được học về
sự gọn gàng, ngăn nắp và đức tính chăm chỉ yêu lao động.
Con cũng sẽ hứng thú với việc dọn nhà kể cả khi còn vụng về.
Người Trung Quốc thường trang hoàng
nhà cửa bằng những đồ vật màu đỏ mang lại may mắn như treo đèn lồng giấy
đỏ, dán câu đối đỏ và đốt pháo đỏ với ước muốn một năm mới thật vui vẻ
và bình an cho cả gia đình. Mẹ Trung Quốc cũng sẽ hướng dẫn con làm
những đồ vật ngày Tết như đèn lồng, quạt giấy hay viết câu đối... Bằng
cách làm cho con hứng thú với công đoạn chuẩn bị cho ngày Tết như vậy,
mẹ Trung Quốc sẽ giúp con thêm yêu và quý trọng những giá trị văn hóa
của đất nước.
Con cũng sẽ được học cách làm đèn lồng hay quạt giấy đỏ cho ngày Tết.
Trẻ cũng sẽ được mẹ dạy về lòng biết
ơn đối với ông bà tổ tiên. Đặc biệt, trẻ cần biết nói cảm ơn và thể hiện
thái độ lễ phép khi được người lớn trao cho phong bao lì xì.
Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, Tết âm lịch hay Seollal là
Tết truyền thống quan trọng nhất, thường chỉ kéo dài trong ba ngày:
ngày 30 Tết, ngày mồng 1 Tết và ngày mồng 2 Tết. Cũng như một số nước
châu Á khác, Seollal đối với người Hàn Quốc không chỉ đánh dấu sự khởi
đầu của một năm mới tính theo âm lịch, mà còn là khoảng thời gian để mọi
người tưởng nhớ tổ tiên và sum vầy bên gia đình.
Trẻ nhỏ luôn được dạy về nghi lễ Sebae.
Phong tục xa xưa trong Tết Seollal của
người Hàn Quốc khá cầu kỳ và phức tạp. Dù không thể dạy con được hết
những phong tục đó, mẹ Hàn Quốc vẫn luôn cố gắng dạy con về những phong
tục truyền thống vẫn được duy trì trong các gia đình Hàn Quốc hiện đại.
Sau khi lễ Charye – nghi lễ cúng tổ tiên vào ngày mồng 1 Tết của người
Hàn Quốc được thực hiện bởi người trưởng nam trong gia đình – kết thúc,
con cháu sẽ thực hiện lễ Sebae bái lạy ông bà, cha mẹ - con cháu chỉ
được thực hiện một động tác bái lạy duy nhất.
Từ
khi con còn nhỏ, mẹ Hàn Quốc thường khá nghiêm khắc khi dạy con bái
lạy, vì cách thức thực hiện nghi lễ Sebae của con trai và con gái là
khác nhau. Con sẽ phải ghi nhớ kĩ cách chắp tay ra sao và cúi đầu thế
nào. Ngay cả việc làm đơn giản như cách thắt nơ áo Hanbok cũng được mẹ
Hàn Quốc dặn dò kỹ lưỡng. Đó là cách mà mẹ Hàn Quốc giảng giải cho con
về đạo hiếu kính người lớn tuổi trong gia đình.
Trẻ cũng thường được mẹ dạy những trò
chơi dân gian như kéo co, thả diều, bập bênh hay yut-nori (một trò chơi
trên ván gỗ và rung gậy) để con có thể vui chơi trong dịp lễ, Tết.
Trò chơi dân gian yut-nori của người Hàn Quốc.
Singapore
Singapore vốn nổi tiếng là một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới. Nhìn chung, mẹ Singapore
thường tập cho con các thói quen tốt từ khi còn nhỏ và ngày Tết cổ
truyền là một dịp tốt để mẹ Singapore phát huy được tư tưởng dạy bảo con
cái tiến bộ của mình.
Bên
cạnh những lễ nghĩa bên mâm cơm gia đình ngày Tết, tôn trọng nền văn
hóa của dân tộc khác là điều mà mẹ Singapore ưu tiên dạy con bởi
Singapore. Mặc dù Tết Nguyên đán
là lễ hội mừng năm mới rất được coi trọng của người Hoa ở Singapore,
nhưng những người mẹ Singapore khác đều không ngần ngại cho con tham gia
những sự kiện nổi bật như Lễ hội hoa đăng diễn ra ở khu Chinatown –
trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore,
Lễ
hội Singapore River Hongbao thường được tổ chức ở Công viên Esplanade
lộng lẫy với một chuỗi các hoạt động vui chơi giải trí dành cho trẻ em,
và Lễ hội Đường phố Chingay ở khu vực vịnh Marina. Khi đó, con sẽ có cơ
hội học hỏi thêm những nét đặc sắc nhiều nền văn hóa khác nhau qua các
hoạt động vui chơi, các món ăn truyền thống ngày Tết và những phong tục
ngày Tết mà con phải tôn trọng. Hơn nữa, mẹ Singapore mong muốn hun đúc
cho con tinh thần đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các dân
tộc trên toàn thế giới – điều đặc biệt quan trọng ở một quốc gia đa văn
hóa như Singapore.
Các
gia đình luôn phải mua sắm khá nhiều để chuẩn bị cho những ngày lễ,
Tết. Khi đó, mẹ Singapore thường sẽ kết hợp chi tiêu với việc dạy con
thành người tiêu dùng thông thái, mặc dù nhiều gia đình ở Singapore rất
có điều kiện về kinh tế. Trước hết, mẹ Singapore sẽ cho phép con tham
gia vào việc chi tiêu mua sắm của gia đình. Bằng cách hỏi ý kiến con khi
mua sắm đồ đạc trong nhà dùng trong dịp Tết bằng cách đặt cho con câu
hỏi như: “Theo con, gia đình mình có nên thay một cái tủ lạnh mới không trong dịp Tết không?”,
mẹ Singapore có thể tạo cho con cảm giác được tôn trọng và được đóng
góp ý kiến như là một thành viên người lớn trong gia đình, bởi khi đó
con sẽ phải tự đánh giá về mức độ cần thiết của việc cho tiêu và đưa ra
câu trả lời hợp lý nhất. Sau đó, mẹ Singapore sẽ cùng con lên danh sách
những gì con muốn mua cho bản thân. Việc làm đó sẽ giúp con học được thứ
tự ưu tiên khi mua đồ để biết được đâu là cái mình cần và đâu là cái
mình muốn.
Mặc dù phong tục đón Tết của mỗi quốc
gia là khác biệt, nhưng những phong tục ngày Tết đều chứa đựng các giá
trị đạo đức và văn hóa của dân tộc. Vì vậy, dạy con về Tết truyền thống vẫn được các mẹ châu Á truyền dạy cho con mỗi dịp xuân về.
Theo Trí Thức Trẻ