- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học năng khiếu của con hay học "sở thích" của bố mẹ?
Trước khi lựa chọn các lớp năng khiếu cho con, phụ huynh nên cân nhắc kỹ lưỡng để không bị rơi vào tình trạng: tốn tiền vô ích!
Không ít bậc phụ huynh muốn tìm cho con mình một cơ sở đào tạo năng khiếu để gửi gắm con trong các dịp hè. Tuy nhiên, xung quanh chuyện chọn lớp năng khiếu cho con cũng lắm chuyện bi hài.
Con học năng khiếu theo “sở thích” của bố mẹ
Một thực tế đáng buồn là việc lựa chọn lớp năng khiếu cho con của một số bậc phụ huynh không xuất phát từ khả năng thực sự cũng như mong muốn của con em mình. Đôi khi, việc chọn lớp năng khiếu cho con cũng chạy theo…phong trào.
Vài năm trở lại đây, ở Hà Nội rộ lên mốt cho con đi học múa. Các trung tâm dạy, các lớp dạy múa tư nhân luôn chật kín người đăng ký cho con theo học. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cho con đi học múa lại không thực sự xuất phát từ nhu cầu và mong muốn thực sự của con.
Chị Phạm Thị Ngọc Hà (Đống Đa – Hà Nội có con gái 8 tuổi) chia sẻ: “ Tôi cho con đi học múa vì ở lớp học múa ấy có mấy cô con gái của các chị đồng nghiệp. Các con biết nhau rồi nên tôi cũng yên tâm hơn.” Chị Lê Thị Hà (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) cho con đi học múa chỉ để cháu “nữ tính” hơn. Bởi hiện tại, cháu nghịch ngợm như con trai.
Bên cạnh đó, có không ít phụ huynh cho con đi học năng khiếu với những mong muốn hết sức thực tế.
Anh Hà Ngọc Đoàn (Hà Đông – Hà Nội) cho con trai theo học lớp năng khiếu âm nhạc. Anh muốn con biết chơi đàn ghi ta, biết hát. Bởi theo anh: “Con tôi hát hay hơn nhiều mấy bé thi The Voice Kids với Đô-rê-mí. Tôi cho cháu đi học để biết cơ bản về nhạc lý, kỹ thuật thanh nhạc sau này đi thi truyền hình thực tế. Biết đâu cháu lại đoạt giải cao!”
Đây cũng là suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh khi quyết định cho con theo học các lớp năng khiếu âm nhạc, khiêu vũ.
Không chỉ cho con đi học năng khiếu theo phong trào, nhiều bậc phụ huynh còn “bắt con” thực hiện ước mơ còn dang dở của mình.
Anh Nguyễn Văn Dụ (Thanh Xuân – Hà Nội) tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên ở miền núi. Hồi nhỏ ước ao học vẽ để sau này thi kiến trúc nhưng không được. Giờ mình có điều kiện một chút, tôi muốn con trai mình được đi học vẽ. Biết đâu sau này, cháu lại trở thành kiến trúc sư như chính ước mơ của bố".
Chị Cao Thị Tiến hào hứng kể: “Vợ chồng tôi cố gắng dành dụm cho con theo học lớp đàn ghi ta. Ban đầu, cháu không thích nhưng bố mẹ động viên nên cũng chịu đi học. Đi làm về nghe con đàn, tôi cảm thấy vui vẻ, quên hết mệt mỏi.”
Con có sở thích và ước mơ riêng của mình
Việc bắt con học các lớp năng khiếu theo những tính toán của phụ huynh sẽ phản tác dụng. Bởi khi các cháu không thực sự hứng thú mà bố mẹ vẫn “ép” thì việc học trở thành gắng nặng mệt mỏi với các bé. Tất nhiên, bố mẹ thì tốn tiền mà vẫn không thể đạt được mục đích.
Vì vậy, trước khi quyết định đăng ký lớp học năng khiếu cho con, các bậc phụ huynh nên tôn trọng sở thích đồng thời dành thời gian quan sát, tìm hiểu để biết được khả năng của con. Không phải bé nào cũng có năng khiếu thực sự hoặc đam mê một môn nghệ thuật nào đó. Nhiều bé chưa thực sự có tính kiên trì, nay thích học môn này, mai thích học môn khác. Việc chiều theo sở thích nhất thời của các bé là rất khó. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách định hướng, gây hứng thú và luôn khích lệ trẻ.
Các lớp năng khiếu có thể mang lại hiệu quả nhưng trẻ chỉ có thể trở thành tài năng khi thật sự đam mê và kiên trì tập luyện. Mục đích theo học các lớp năng khiếu trước hết là để rèn luyện tính kiên trì, khả năng học hỏi. Ngoài việc cho con tham gia các lớp này, bố mẹ cần đồng hành cùng con luyện tập tại nhà, cổ vũ, khuyến khích để giúp con nuôi dưỡng sự say mê của mình đối với môn nghệ thuật yêu thích.
Con học năng khiếu theo “sở thích” của bố mẹ
Một thực tế đáng buồn là việc lựa chọn lớp năng khiếu cho con của một số bậc phụ huynh không xuất phát từ khả năng thực sự cũng như mong muốn của con em mình. Đôi khi, việc chọn lớp năng khiếu cho con cũng chạy theo…phong trào.
Vài năm trở lại đây, ở Hà Nội rộ lên mốt cho con đi học múa. Các trung tâm dạy, các lớp dạy múa tư nhân luôn chật kín người đăng ký cho con theo học. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cho con đi học múa lại không thực sự xuất phát từ nhu cầu và mong muốn thực sự của con.
Nhiều phụ huynh cho con đi học múa theo...phong trào (Ảnh minh hoạ)
Bên cạnh đó, có không ít phụ huynh cho con đi học năng khiếu với những mong muốn hết sức thực tế.
Anh Hà Ngọc Đoàn (Hà Đông – Hà Nội) cho con trai theo học lớp năng khiếu âm nhạc. Anh muốn con biết chơi đàn ghi ta, biết hát. Bởi theo anh: “Con tôi hát hay hơn nhiều mấy bé thi The Voice Kids với Đô-rê-mí. Tôi cho cháu đi học để biết cơ bản về nhạc lý, kỹ thuật thanh nhạc sau này đi thi truyền hình thực tế. Biết đâu cháu lại đoạt giải cao!”
Đây cũng là suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh khi quyết định cho con theo học các lớp năng khiếu âm nhạc, khiêu vũ.
Không chỉ cho con đi học năng khiếu theo phong trào, nhiều bậc phụ huynh còn “bắt con” thực hiện ước mơ còn dang dở của mình.
Anh Nguyễn Văn Dụ (Thanh Xuân – Hà Nội) tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên ở miền núi. Hồi nhỏ ước ao học vẽ để sau này thi kiến trúc nhưng không được. Giờ mình có điều kiện một chút, tôi muốn con trai mình được đi học vẽ. Biết đâu sau này, cháu lại trở thành kiến trúc sư như chính ước mơ của bố".
Đôi khi, cho trẻ đi học năng khiếu chỉ nhằm giúp ba mẹ thực hiện ước mơ của mình (Ảnh minh hoạ)
Con có sở thích và ước mơ riêng của mình
Việc bắt con học các lớp năng khiếu theo những tính toán của phụ huynh sẽ phản tác dụng. Bởi khi các cháu không thực sự hứng thú mà bố mẹ vẫn “ép” thì việc học trở thành gắng nặng mệt mỏi với các bé. Tất nhiên, bố mẹ thì tốn tiền mà vẫn không thể đạt được mục đích.
Cho con theo học kỹ năng sốn còn như bơi lội là hết sức cần thiết
Các lớp năng khiếu có thể mang lại hiệu quả nhưng trẻ chỉ có thể trở thành tài năng khi thật sự đam mê và kiên trì tập luyện. Mục đích theo học các lớp năng khiếu trước hết là để rèn luyện tính kiên trì, khả năng học hỏi. Ngoài việc cho con tham gia các lớp này, bố mẹ cần đồng hành cùng con luyện tập tại nhà, cổ vũ, khuyến khích để giúp con nuôi dưỡng sự say mê của mình đối với môn nghệ thuật yêu thích.
Dương Thảo/ VietNamNet