- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lý do bố mẹ không nên dạy con phải chia sẻ đồ chơi với bạn
Nhiều bố mẹ hay giải quyết các vấn đề tranh chấp của trẻ bằng cách ép các bé chia sẻ đồ chơi với nhau. Nhưng liệu đó có phải là cách đúng đắn?
Nhiều bố mẹ hay giải quyết các vấn đề
tranh chấp của trẻ bằng cách ép các bé chia sẻ đồ chơi với nhau. Nhưng
liệu đó có phải là cách đúng đắn?
Nhưng dạy cách chia sẻ có
lẽ không nên là mục tiêu của việc giáo dục trẻ. Hiện nay đang có xu
hướng các bậc cha mẹ không nên dạy con cách chia sẻ. Dưới đây là những lý do cho thấy bố mẹ không nên ép con chia sẻ đồ chơi với các bạn:
Một trong những nguyên tắc của "dạy con từ thuở còn thơ" đó là dạy
các bé chơi ngoan với nhau; điều này thường xuyên được hiểu là dạy bé
cách chia sẻ với nhau. Nếu bạn từng nhìn thấy ba bé mẫu giáo chơi trong
sân, bạn sẽ hiểu rằng ngay cả nếu có 10 đồ chơi ở đó, tất cả các
bé sẽ muốn chơi cùng một thứ, và sẽ thường xảy ra một cuộc chiến nho
nhỏ khi một bé không có thứ đồ chơi yêu thích.
Đừng dạy bé phải chia sẻ đồ chơi
"Việc ép buộc các bé chia sẻ với nhau không dạy cho trẻ những bài
học mong muốn." - Tiến sĩ Laura Markham, tác giả của cuốn sách vừa ra
mắt mang tên "Phụ huynh an lòng, anh chị em hòa thuận", cho biết.
"Đồng ý rằng mục đích ở đây là để trẻ sau này trở nên hào phóng, có khả năng nhận biết và đáp ứng nhu cầu của người khác. Trong môi trường giáo dục khi còn thơ bé, trẻ được học tập cách có thể đáp ứng nhu cầu riêng của mình. Chúng ta chắc hẳn không muốn các bé cảm thấy mình nên ngừng những gì đang làm để "đưa" cái gì đó cho một bé khác chỉ vì bé đó yêu cầu thế." - Bà nói thêm.
"Đồng ý rằng mục đích ở đây là để trẻ sau này trở nên hào phóng, có khả năng nhận biết và đáp ứng nhu cầu của người khác. Trong môi trường giáo dục khi còn thơ bé, trẻ được học tập cách có thể đáp ứng nhu cầu riêng của mình. Chúng ta chắc hẳn không muốn các bé cảm thấy mình nên ngừng những gì đang làm để "đưa" cái gì đó cho một bé khác chỉ vì bé đó yêu cầu thế." - Bà nói thêm.
Theo Tiến sĩ Markham, thay vì dạy bé cách lên tiếng cho bản thân
mình, việc ép buộc các bé phải chia sẻ với nhau sẽ dạy các bé những điều
tiêu cực như sau:
- Nếu mình khóc đủ to, mình sẽ nhận được những gì mình muốn, ngay cả nếu có ai đó khác đang sở hữu nó
- Cha mẹ là người có thể quyết định ai sẽ nhận được cái gì vào lúc nào, và điều này là tùy theo ý thích của họ bất kể mình đã mong chờ tới lượt như thế nào
- Anh chị em của mình và mình phải liên tục "chiến tranh" để có được những gì chúng ta muốn. Mình không thích anh/chị/đứa em mình tý nào
- Mình nghĩ rằng mình cũng tham lam, nhưng đó là do mình buộc phải như thế để được những gì mình xứng đáng được hưởng
- Mình nên "chơi cái này thật nhanh" bởi vì mình cũng chẳng sở hữu được thứ đồ chơi này lâu
- Mình đã chiến thắng! Nhưng ngay sau đó mình lại mất nó thôi. Mình nên phản đối ầm ĩ khi hết lượt chơi để sở hữu thêm nó dù chỉ vài phút. Và sau đó mình lại bắt đầu phản đối lại ngay khi đến lượt anh chị em mình. Nếu mình làm bố mẹ đau đầu được, mình sẽ có thêm thời gian với các món đồ chơi.
- Nếu mình khóc đủ to, mình sẽ nhận được những gì mình muốn, ngay cả nếu có ai đó khác đang sở hữu nó
- Cha mẹ là người có thể quyết định ai sẽ nhận được cái gì vào lúc nào, và điều này là tùy theo ý thích của họ bất kể mình đã mong chờ tới lượt như thế nào
- Anh chị em của mình và mình phải liên tục "chiến tranh" để có được những gì chúng ta muốn. Mình không thích anh/chị/đứa em mình tý nào
- Mình nghĩ rằng mình cũng tham lam, nhưng đó là do mình buộc phải như thế để được những gì mình xứng đáng được hưởng
- Mình nên "chơi cái này thật nhanh" bởi vì mình cũng chẳng sở hữu được thứ đồ chơi này lâu
- Mình đã chiến thắng! Nhưng ngay sau đó mình lại mất nó thôi. Mình nên phản đối ầm ĩ khi hết lượt chơi để sở hữu thêm nó dù chỉ vài phút. Và sau đó mình lại bắt đầu phản đối lại ngay khi đến lượt anh chị em mình. Nếu mình làm bố mẹ đau đầu được, mình sẽ có thêm thời gian với các món đồ chơi.
Các bậc phụ huynh vẫn thường giải quyết những vấn đế tranh chấp của trẻ bằng cách ép trẻ chia sẻ đồ chơi cho nhau. Ảnh minh họa
Thay vào đó hãy đưa ra cho bé cách giải quyết:
Vậy thì, bé cần được dạy những gì? Tiến sĩ Markham cho biết
các bé cần phải được cung cấp cách thức để xử lý các tình huống. "Bé cần
phải nhận thấy cả bé và những đứa trẻ khác đều có lượt sử dụng đồ chơi,
và chúng ta bảo đảm là ai cũng có lượt." cô nói. "Và khi ai đó có đồ
chơi mà bé rất thích, bé có thể kiểm soát sự kích động của mình để không
giật lấy món đồ đó, thay vào đó sẽ sử dụng lý lẽ của mình để tìm ra sự
sắp xếp hợp lý sao cho bé có thể sử dụng các món đồ đó trong tương lai. "
"Cách giải quyết thông thường là ép bé phải chia sẻ sẽ làm
giảm khả năng nhún nhường của trẻ, cũng như khiến các mối quan hệ anh
chị em trở nên xấu đi bằng cách tạo ra sự cạnh tranh liên tục." - Tiến
sĩ Markham giải thích. "Trẻ cũng không được học cách sống hào phóng khi
đã đủ đầy và muốn chia sẻ cho người khác."
Vậy thì, một phụ huynh hoặc một nhà giáo dục cần làm gì?
"Tôi khuyến khích các bé tự chia lượt, bé sẽ tự quyết định sử dụng đồ chơi trong bao lâu nên bé sẽ cảm thấy hoàn toàn vui vẻ với món đồ chơi, và sau đó có thể cho các bé khác mượn với một trái tim rộng mở." -Tiến sĩ Markham nói. Bà tin rằng làm như vậy sẽ giúp trẻ trải nghiệm cảm giác hài lòng với việc ai đó hạnh phúc và cuối cùng là dạy cho bé về sự hào hiệp. Thay vì những bài học tiêu cực, bà cho rằng trải nghiệm đó mang tính giáo dục cao hơn, dạy cho trẻ những điều tốt đẹp hơn:
- Mình có thể yêu cầu những gì mình muốn. Đôi khi tới lượt mình sớm, và đôi khi mình phải chờ đợi.
- Khóc lóc cũng được thôi, nhưng cũng không có nghĩa là mình sẽ nhận được các món đồ chơi.
- Mình không có tất cả mọi thứ mình muốn, nhưng thứ mình nhận được còn tốt hơn. Bố mẹ mình luôn thấu hiểu và giúp đỡ mình khi mình buồn.
- Sau khi khóc, mình cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
- Thay vì đòi món đồ người khác đang có, mình có thể sử dụng đồ chơi khác và chơi rất vui. Chờ đợi cũng giúp mình có món đồ chơi hay hơn.
- Mình không cần khóc lóc mè nheo khiến cha mẹ của mình phải đi thuyết phục người khác cho mình mượn. Ai cũng phải chờ đến lượt mình, chỉ là tới lượt sớm hay muộn thôi.
- Mình thích cảm giác khi anh chị em của mình đem cho mình những món đồ chơi. Mình thích anh ấy/chị ấy/em ấy.
- Mình có thể sử dụng một món đồ chơi đến khi nào mình muốn; không ai sẽ bắt mình đưa nó cho anh chị em của mình vào một thời điểm được dặn trước. Khi mình chơi xong đồ chơi và đưa cho anh chị em của mình, mình cảm thấy rất vui - Mình muốn cho anh ấy/chị ấy/em ấy được chơi một lượt. Mình là một người hào phóng.
Kết quả cuối cùng bé học cách làm một người biết kiên nhẫn, đồng cảm và được trang bị tốt hơn để có thể xử lý các tình huống lớn hơn trong tương lai.
"Tôi khuyến khích các bé tự chia lượt, bé sẽ tự quyết định sử dụng đồ chơi trong bao lâu nên bé sẽ cảm thấy hoàn toàn vui vẻ với món đồ chơi, và sau đó có thể cho các bé khác mượn với một trái tim rộng mở." -Tiến sĩ Markham nói. Bà tin rằng làm như vậy sẽ giúp trẻ trải nghiệm cảm giác hài lòng với việc ai đó hạnh phúc và cuối cùng là dạy cho bé về sự hào hiệp. Thay vì những bài học tiêu cực, bà cho rằng trải nghiệm đó mang tính giáo dục cao hơn, dạy cho trẻ những điều tốt đẹp hơn:
- Mình có thể yêu cầu những gì mình muốn. Đôi khi tới lượt mình sớm, và đôi khi mình phải chờ đợi.
- Khóc lóc cũng được thôi, nhưng cũng không có nghĩa là mình sẽ nhận được các món đồ chơi.
- Mình không có tất cả mọi thứ mình muốn, nhưng thứ mình nhận được còn tốt hơn. Bố mẹ mình luôn thấu hiểu và giúp đỡ mình khi mình buồn.
- Sau khi khóc, mình cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
- Thay vì đòi món đồ người khác đang có, mình có thể sử dụng đồ chơi khác và chơi rất vui. Chờ đợi cũng giúp mình có món đồ chơi hay hơn.
- Mình không cần khóc lóc mè nheo khiến cha mẹ của mình phải đi thuyết phục người khác cho mình mượn. Ai cũng phải chờ đến lượt mình, chỉ là tới lượt sớm hay muộn thôi.
- Mình thích cảm giác khi anh chị em của mình đem cho mình những món đồ chơi. Mình thích anh ấy/chị ấy/em ấy.
- Mình có thể sử dụng một món đồ chơi đến khi nào mình muốn; không ai sẽ bắt mình đưa nó cho anh chị em của mình vào một thời điểm được dặn trước. Khi mình chơi xong đồ chơi và đưa cho anh chị em của mình, mình cảm thấy rất vui - Mình muốn cho anh ấy/chị ấy/em ấy được chơi một lượt. Mình là một người hào phóng.
Kết quả cuối cùng bé học cách làm một người biết kiên nhẫn, đồng cảm và được trang bị tốt hơn để có thể xử lý các tình huống lớn hơn trong tương lai.
(Nguồn: Popsugar)
Theo Hương Giang/Trí Thức Trẻ