- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chia sẻ nuôi dạy con thiết thực nhất của các mẹ trên facebook tuần qua
Những chia sẻ giản dị nhưng lại rất cần thiết cho các bố mẹ khi nuôi dạy con đã được lan tỏa và chia sẻ liên tục trên facebook tuần qua.
Những chia sẻ giản dị nhưng lại rất cần
thiết cho các bố mẹ khi nuôi dạy con đã được lan tỏa và chia sẻ liên tục
trên facebook tuần qua.
Xin người lớn đừng đùa giỡn vô tâm với trẻ! - Facebook Hải Hồng
"Mẹ mà có em bé là con ra rìa đó" chắc hẳn là câu nói mà nhiều người lớn hay nói với các em bé. Với người lớn, câu nói ấy chỉ để đùa vui nhưng với trẻ con, thì nó lại chẳng hề vui một chút nào. Người lớn vô tư trêu đùa mà không biết rằng, có thê chỉ vì một câu nói thôi mà ảnh hưởng năng nề đêm tâm lý đứa bé và cả tình cảm anh chị em trong gia đình. Đôi khi, một đứa trẻ trở nên ích kỉ và vô cảm cũng chỉ bởi vì một câu nói. Bởi vậy, người lớn hãy suy nghĩ thật kĩ khi nói chuyện với trẻ và hãy luôn làm tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
"Nhưng
lý do của việc nó thờ ơ với sự có mặt của Ben suốt mấy tháng qua là gì?
Đơn giản thôi, vì nó nghe từ trước khi Ben chào đời rằng nếu nhà có
thêm em bé, nó sẽ bị...ra rìa. Gia đình tôi xưa nay không có kiểu nói
chuyện với trẻ con như vậy. Là nó nghe từ hàng xóm hoặc ai đó.
Sao kỳ vậy ta? Rất rất nhiều người lớn xứ mình hay có cái kiểu đùa giỡn vô tâm với trẻ con như vậy. Vô-tâm là tôi nói nhẹ đi đó, đúng ra phải là ngu-ngốc. Họ quá ngu ngốc để có thể biết rằng những lời đe doạ ấy sẽ làm tổn thương đứa trẻ, sẽ trút vào trái tim non nớt của nó một mối ác cảm với thành viên mới trong gia đình, từ lúc chưa hiện diện. Nó luôn mang một tâm thế phòng thủ, thậm chí căm ghét đứa em, đứa cháu của nó vì sợ bản thân mình sẽ bị đẩy ra khỏi lề yêu thương. Không có nhiều đứa trẻ thích chia sẻ niềm yêu thương và sự cưng chiều cho người khác đâu.
Tôi chưa bao giờ có suy nghĩ rằng đứa nhỏ nhất phải là đứa được cưng chiều nhiều nhất. Tất cả phải được cư xử công bằng. Tôi không bao giờ dạy lũ trẻ rằng đứa lớn phải nhường em. Chấn Hưng lấy giấy của chị nó vẽ mà không xin phép, chị nó cằn nhằn, ba tôi khuyên "Thôi, em còn nhỏ mà con". Tôi can thiệp ngay: "Đâu có được ba. Nhỏ đâu có nghĩa là muốn làm gì làm". Và tôi bắt nó trả lại, bắt xin lỗi.
Và chắc chắn, Ben cũng sẽ được giáo dục theo cách như vậy. Chấn Hưng phải thương yêu cháu, nhưng không cần phải nhường nhịn một cách phi lý. Ức chế trong lòng trẻ con là một thứ cảm xúc vô cùng tệ hại, nó đủ mạnh mẽ để bóp nghẹt tất cả những yêu thương.
Vì vậy, làm ơn, đừng bao giờ mở miệng dùng chữ "ra rìa" hoặc tương tự vậy, với bất kỳ đứa trẻ nào.
Với trẻ con, bạn phải cân nhắc từng lời, ngay cả khi đùa giỡn."
Chuyện đánh răng của bạn Daisy – Facebook mẹ Trang Minh Nguyen
Mẹ Daisy đã chia sẻ cách mình và bé luyện tập thói quen đánh răng hàng ngày, từ những kiến thức cơ bản như khi nào thì nên đánh răng và cách để bé thích thú với việc đành răng đều được chi sẻ rất chi tiết và tỉ mỉ:
"Nếu bố mẹ lười đánh răng, đừng mong con chăm chỉ chải răng được nhé!
Khi Daisy chưa có cái răng nào (tầm 6,7 tháng), khi mình đánh răng vẫn cho bạn ấy ngồi cạnh xem mẹ, để bạn ấy tò mò, đòi cầm cái bàn chải, cái tuýp kem đánh răng của mẹ. Mình tìm mua các cuốn sách về việc đánh răng và đọc cho bạn ấy nghe mỗi tối. Đến khi mê lắm rồi, ngày nào cũng cầm bàn chải của mẹ nghịch quen rồi, bà ngoại tặng cho bạn í 1 bộ bàn chải Step 1 của Pigeon, đầu bàn chải không có lông, mà là 1 lớp silicon rất mềm hơi hơi nhám 1 chút, có cả phần chụp tròn ngay dưới phần đầu bàn chải, để bạn Daisy tự cầm, cọ cọ vào lợi, nhưng cái chụp tròn ngăn không cho bạn í thọc sâu đầu bàn chải vào miệng/họng. Tóm lại, với bạn Daisy, bàn chải lúc đó là một THỨ ĐỒ CHƠI vô cùng yêu thích và thú vị. Bố mẹ có thể sáng tạo tuỳ thích, mình hay khuyến khích bạn Daisy dùng bàn chải để đánh răng cho bạn Gấu.
Bạn ấy mọc chiếc răng đầu tiên khi 11 tháng tuổi, lúc ấy bạn ấy chuyển qua bàn chải có đầu lông siêu mềm, kem đánh răng loại nuốt được. Mỗi lần đánh răng, mẹ sẽ hô to thật hào hứng “Đến giờ đánh răng rồi, yeahhhh Daisy ơi, cùng đi đánh răng với mẹ nào”, hoặc hát bài “Mẹ mua cho em bài chải xinh”, ngoài ra các bạn có thể sưu tầm (hoặc tự nghĩ ra) 1 vài câu hát ngắn, câu vè vui vui về việc đánh răng) cùng hát/đọc mỗi lần chuẩn bị đánh răng nhé."
"Mẹ mà có em bé là con ra rìa đó" chắc hẳn là câu nói mà nhiều người lớn hay nói với các em bé. Với người lớn, câu nói ấy chỉ để đùa vui nhưng với trẻ con, thì nó lại chẳng hề vui một chút nào. Người lớn vô tư trêu đùa mà không biết rằng, có thê chỉ vì một câu nói thôi mà ảnh hưởng năng nề đêm tâm lý đứa bé và cả tình cảm anh chị em trong gia đình. Đôi khi, một đứa trẻ trở nên ích kỉ và vô cảm cũng chỉ bởi vì một câu nói. Bởi vậy, người lớn hãy suy nghĩ thật kĩ khi nói chuyện với trẻ và hãy luôn làm tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
Ảnh chụp màn hình từ facebook của tác giả.
Sao kỳ vậy ta? Rất rất nhiều người lớn xứ mình hay có cái kiểu đùa giỡn vô tâm với trẻ con như vậy. Vô-tâm là tôi nói nhẹ đi đó, đúng ra phải là ngu-ngốc. Họ quá ngu ngốc để có thể biết rằng những lời đe doạ ấy sẽ làm tổn thương đứa trẻ, sẽ trút vào trái tim non nớt của nó một mối ác cảm với thành viên mới trong gia đình, từ lúc chưa hiện diện. Nó luôn mang một tâm thế phòng thủ, thậm chí căm ghét đứa em, đứa cháu của nó vì sợ bản thân mình sẽ bị đẩy ra khỏi lề yêu thương. Không có nhiều đứa trẻ thích chia sẻ niềm yêu thương và sự cưng chiều cho người khác đâu.
Tôi chưa bao giờ có suy nghĩ rằng đứa nhỏ nhất phải là đứa được cưng chiều nhiều nhất. Tất cả phải được cư xử công bằng. Tôi không bao giờ dạy lũ trẻ rằng đứa lớn phải nhường em. Chấn Hưng lấy giấy của chị nó vẽ mà không xin phép, chị nó cằn nhằn, ba tôi khuyên "Thôi, em còn nhỏ mà con". Tôi can thiệp ngay: "Đâu có được ba. Nhỏ đâu có nghĩa là muốn làm gì làm". Và tôi bắt nó trả lại, bắt xin lỗi.
Và chắc chắn, Ben cũng sẽ được giáo dục theo cách như vậy. Chấn Hưng phải thương yêu cháu, nhưng không cần phải nhường nhịn một cách phi lý. Ức chế trong lòng trẻ con là một thứ cảm xúc vô cùng tệ hại, nó đủ mạnh mẽ để bóp nghẹt tất cả những yêu thương.
Vì vậy, làm ơn, đừng bao giờ mở miệng dùng chữ "ra rìa" hoặc tương tự vậy, với bất kỳ đứa trẻ nào.
Với trẻ con, bạn phải cân nhắc từng lời, ngay cả khi đùa giỡn."
Chuyện đánh răng của bạn Daisy – Facebook mẹ Trang Minh Nguyen
Mẹ Daisy đã chia sẻ cách mình và bé luyện tập thói quen đánh răng hàng ngày, từ những kiến thức cơ bản như khi nào thì nên đánh răng và cách để bé thích thú với việc đành răng đều được chi sẻ rất chi tiết và tỉ mỉ:
"Nếu bố mẹ lười đánh răng, đừng mong con chăm chỉ chải răng được nhé!
Khi Daisy chưa có cái răng nào (tầm 6,7 tháng), khi mình đánh răng vẫn cho bạn ấy ngồi cạnh xem mẹ, để bạn ấy tò mò, đòi cầm cái bàn chải, cái tuýp kem đánh răng của mẹ. Mình tìm mua các cuốn sách về việc đánh răng và đọc cho bạn ấy nghe mỗi tối. Đến khi mê lắm rồi, ngày nào cũng cầm bàn chải của mẹ nghịch quen rồi, bà ngoại tặng cho bạn í 1 bộ bàn chải Step 1 của Pigeon, đầu bàn chải không có lông, mà là 1 lớp silicon rất mềm hơi hơi nhám 1 chút, có cả phần chụp tròn ngay dưới phần đầu bàn chải, để bạn Daisy tự cầm, cọ cọ vào lợi, nhưng cái chụp tròn ngăn không cho bạn í thọc sâu đầu bàn chải vào miệng/họng. Tóm lại, với bạn Daisy, bàn chải lúc đó là một THỨ ĐỒ CHƠI vô cùng yêu thích và thú vị. Bố mẹ có thể sáng tạo tuỳ thích, mình hay khuyến khích bạn Daisy dùng bàn chải để đánh răng cho bạn Gấu.
Ảnh bạn Daisy tự đánh răng tác giả chia sẻ trên facebook của mình.
Bạn ấy mọc chiếc răng đầu tiên khi 11 tháng tuổi, lúc ấy bạn ấy chuyển qua bàn chải có đầu lông siêu mềm, kem đánh răng loại nuốt được. Mỗi lần đánh răng, mẹ sẽ hô to thật hào hứng “Đến giờ đánh răng rồi, yeahhhh Daisy ơi, cùng đi đánh răng với mẹ nào”, hoặc hát bài “Mẹ mua cho em bài chải xinh”, ngoài ra các bạn có thể sưu tầm (hoặc tự nghĩ ra) 1 vài câu hát ngắn, câu vè vui vui về việc đánh răng) cùng hát/đọc mỗi lần chuẩn bị đánh răng nhé."
Theo Mẹ Ong Bông / Trí Thức Trẻ