Chia sẻ nuôi dạy con không thể bỏ qua trên facebook tuần này

Những chia sẻ nuôi dạy con từ việc đọc sách cho con thế nào cho hấp dẫn đến việc khen, chê con thế nào để con "tâm phục khẩu phục" đã được các mẹ lan tỏa trên facebook tuần qua.

Những chia sẻ nuôi dạy con từ việc đọc sách cho con thế nào cho hấp dẫn đến việc khen, chê con thế nào để con "tâm phục khẩu phục" đã được các mẹ lan tỏa trên facebook tuần qua.

1. Điều quan trọng trong khen và la trẻ - Facebook Mẹ Cáo Em 

Theo mẹ Cáo Em, cha mẹ hiện này đang hiểu sai về định nghĩa đưa ra lời khen, có suy nghĩ tích cực về việc khen một đứa trẻ. Mẹ Cáo Em cũng chia sẻ những bí quyết quan trọng để khen và la trẻ đúng cách bao gồm: 

- Truyền tải được tình cảm của cha mẹ với con cái. 

- Khen, chê một cách cụ thể, vào những điều con đã làm được hoặc không làm đúng, không nói chung chung. 

Chia sẻ nuôi dạy con trên facebook 1
Ảnh chụp màn hình facebook chia sẻ của tác giả.

Một câu chuyện được mẹ Cáo Em chia sẻ cụ thể:

"1 buổi sáng trong lòng thư thái mẹ chợt nhớ về buổi khám sức khỏe 2 tuổi của con, lúc bước vào phòng bác sĩ con cảm thấy khó chịu và cảm giác không muốn vào. Nếu ở trường hợp khác thì bà mẹ sẽ cố kéo con vào, con giãy khóc và bác sĩ khám trong bực bội, mẹ sẽ la đứa trẻ hư quá, có khi tét vô mông nó mấy cái. 

Mẹ cảm thấy bối rối mẹ không biết phải làm sao thì trong phòng có bác sĩ trưởng khoa 1 y tá và 3 cô y tá thực tập, bác sĩ thì hỏi mẹ con thích gì, thích doraemon không hay là anpaman, bác sĩ để trên bàn bác sĩ, các cô thì cầm con thỏ con mang theo và hỏi thú bông của con này, con vẫn khó chịu, thế là sau một hồi dỗ dành, con chịu cầm đồ chơi quanh quẩn bên ngoài.

Mẹ thì cứ nói chuyện với bác sĩ, lát sau con dễ chịu và tự động đi vào phòng để mẹ ôm và bác sĩ khám, không một tiếng khóc không một tiếng la mà con ngoan ngoãn tự nguyện, mọi người chờ cho con dễ chịu và đồng ý hợp tác. 

Bác sĩ trước khi về còn tặng 1 tờ dán các con thú cho con chơi, con về giơ cả hai tay rối rít với mọi người. Nếu ở trường hợp khác bà mẹ cố co kéo con để cho xong việc khám không tôn trọng cảm xúc của đứa trẻ, thì đứa bé có xu hướng ghét mẹ ghét bác sĩ ghét phòng khám hãy để mọi thứ với bé diễn ra thật nhẹ nhàng. 

Hãy chờ đợi sự đồng ý từ con, tôn trọng con, dù chỉ 5-10 phút cũng có thể làm tính cách bé đổi khác, bản thân mình không muốn ai cưỡng ép làm điều không thích thì cũng đừng làm vậy với con, vì khi con sinh ra đã là cá thể độc lập cần được tôn trọng và lắng nghe rồi. Tuổi lên 2 đầy những cơn chướng và mệt mỏi vậy mà đến giờ mẹ vẫn an toàn. Tự cười một tí, không biết mai sao đây mà hôm nay cứ vui vậy." 

2. Học cách tự bảo vệ mình - Facebook mẹ Hương Đại Mỹ Nhân 

Học cách tự bảo vệ mình được coi là một trong những bài học kỹ năng sống đầu tiên cha mẹ cần dạy cho con. 

Chia sẻ nuôi dạy con này của mẹ Hương Đại Mỹ Nhân đã được hàng trăm cha mẹ chia sẻ tuần qua.

Chia sẻ nuôi dạy con trên facebook 2
Ảnh chụp màn hình facebook chia sẻ của tác giả.

Trong bài này, mẹ Hương đã chia sẻ các quy tắc khi  gặp người xấu bao gồm : 

- Học về nhận dạng người xấu, quy tắc đồ lót. 

- Học về cách ứng xử phù hợp, quy tắc lòng bàn tay. 

- Cách thoát thân khi bị kẻ gian tóm chặt .

Cụ thể mẹ Hương Đại Mỹ Nhân chia sẻ cách dạy con học về nhận dạng người xấu, quy tắc đồ lót.

Cha mẹ có thể mua cho con đồ lót vừa người và dặn con. 

Khu vực cơ thể bên trong đồ lót là khu vực CẤM ĐỊA. Tuyệt đối con không được cho ai động vào khu vực này, trừ khi con bị bệnh và cha mẹ đưa con đi bác sĩ để khám.

Để học cách ứng xử phù hợp, các con cần quy tắc lòng bàn tay.

- Chính giữa lòng bàn tay có bố mẹ đẻ. Đó là những người chăm sóc dạy dỗ con, nên được phép CẦM TAY CON, động vào một số bộ phận trên cơ thể của con, trừ khu vực đồ lót. 

- Vòng tròn bên ngoài là khu vực của người nhà, đó là ông bà, anh chị em…. Những người đó chỉ được NẮM TAY con, hạn chế tối đa động vào khu vực khác.

- Vòng sát với ngón tay là những người quen (hàng xóm, bạn bố mẹ….) con chỉ nên BẮT TAY nếu họ yêu cầu. Còn tuyệt đối không cho họ động vào các phần khác của cơ thể.

- Khu vực các ngón tay là người lạ. Tuyệt đối XUA TAY nếu họ đến quá gần, nếu cần thì chạy trốn." 

3. Kinh nghiệm đọc sách cùng con – Facebook Mẹ Oanh Nguyễn 

Trong bài viết, mẹ Oanh đã chia sẻ những kinh nghiệm đọc sách cho con, chọn sách cho con như chú ý đến giọng đọc, chọn thời điểm đọc phù hợp, chọn sách phù hợp với lứa tuổi. 

Chia sẻ nuôi dạy con trên facebook 3
Ảnh chụp màn hình facebook chia sẻ của tác giả.

Mẹ Oanh Nguyễn chia sẻ: "Hồi nhỏ Bon hay được ba, mẹ, bà ngoại đọc sách cho nghe. Khi bà ngoại về, có Dì qua thì dường như bạn ấy thích được Dì đọc cho nhất bởi giọng của Dì êm êm, trầm bổng hơn, nhất là khi Dì thể hiện giọng điệu của từng nhân vật trong sách kèm theo tình tiết bất ngờ, lí thú.
Thế nên các mẹ muốn con mê đọc truyện thì hãy chú ý đến:

- Giọng đọc, thể hiện cử chỉ trong truyện để cuốn hút các bạn ấy ạ.

- Khi đọc thì không nên ngồi xa con, hãy cho con cùng nhìn sách với người đọc, chỉ trỏ cho con thấy qua từng trang sách.

- Ngoài ra, chúng ta chọn thời điểm đọc cho phù hợp. thường thì trước giờ đi ngủ là thời điểm thích hợp nhất.

- Khi đọc xong cuốn nào đó, thì hôm sau chúng ta kể lại cho con nghe, hoặc có thể hỏi con về nội dung cuốn sách đã được đọc , tất nhiên không cnẩ chuẩn câu chữ như in ở trong sách. Như thế giúp con nhớ lâu hơn. 

Mẹ Bon rất vui vì cho đến nay Bon vẫn rất thích đọc sách, nhiều khi bạn ấy bắt đọc cho hết cả chồng sách vẫn chưa chịu thôi." 
 
Theo Mẹ Ong Bông / Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.