- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tại sao trẻ hư và những cách giáo dục sai lầm của cha mẹ
Vậy liệu rằng trẻ “hư” có phải do trẻ đã tự thân nó có hay nó tiếp nhận từ thế giới bên ngoài? Khi trẻ hư thì phản ứng của người lớn sẽ như thế nào?
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Điều này nói lên sự thương yêu con cháu của đa số những bà mẹ, những bà nội bà ngoại đối với con cháu bằng con tim và cảm xúc chứ không phải bằng lý trí.
Chia sẻ tại buổi hội thảo, thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn cho biết chúng ta cần phải biết, con chúng ta chưa đến mức "hư", nhưng ngay trong gia đình bố mẹ luôn áp đặt "mệnh lệnh" của chính mình vào con cái. Khi con trẻ có những biểu hiện thể hiện cá tính của mình, hoặc muốn gây sự chú ý thường bị bố mẹ cho rằng "con đang hư".
Vậy tại sao trẻ bị coi là “hư”? Nhiều khi chúng ta tự nguyện đáp ứng những “yêu sách” vô lý của trẻ. Và nhiều khi chúng ta lại quá khắt khe, nghiêm khắc với trẻ. Vậy liệu rằng trẻ “hư” có phải do trẻ đã tự thân nó có hay nó tiếp nhận từ thế giới bên ngoài? Khi trẻ hư thì phản ứng của người lớn sẽ như thế nào?
Lâu nay đối với các vị phụ huynh, cách giáo dục con cái theo hình thức "áp đặt" mà không thật sự lắng nghe xem con cái muốn gì. Nhưng nếu ngược lại yêu chiều mọi đòi hỏi của trẻ thì trong các hoàn cảnh tiếp theo, các vị phụ huynh sẽ dạy con trẻ tính đòi hỏi.
Để giải quyết những vấn đề trong cách giáo dục con cái, dạy cho trẻ biết cách mong ước, biết cái gì là cần thiết buổi hội thảo "Tại sao trẻ "hư" và một số biện pháp kỷ luật tích cực" đã được tổ chức vào sáng ngày 22.5 tại Hà Nội.
Buổi hội thảo có sự tham dự của thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn - Hiệp hội Tâm lý học xã hội Việt Nam và PGS. TS Lê Văn Hảo - Viện Tâm lý học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội. Buổi hội thảo đã gửi đến một thông điệp nhân văn và thiết yếu trong cách nuôi dạy con trẻ tới các vị phụ huynh trong xã hội hiện đại.
Thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn - Hiệp hội Tâm lý học xã hội Việt Nam trong một buổi đi từ thiện trên vùng cao
Chia sẻ tại buổi hội thảo, thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn cho biết chúng ta cần phải biết, con chúng ta chưa đến mức "hư", nhưng ngay trong gia đình bố mẹ luôn áp đặt "mệnh lệnh" của chính mình vào con cái. Khi con trẻ có những biểu hiện thể hiện cá tính của mình, hoặc muốn gây sự chú ý thường bị bố mẹ cho rằng "con đang hư".
Để giải quyết những câu hỏi thường trực trong cách nuôi dạy con cái của các vị phụ huynh, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thành Đoàn cho hay, cha mẹ nên bình tĩnh và đừng quát con ở chốn đông người, cũng không nên "hối lộ" để con ngoan hơn nhằm thỏa mãn một mục đích nhất định.
Ví dụ để Trẻ con ăn hết bát cháo, chịu khó ngồi ngoan hay trật tự khi đi chơi chỉ vì mẹ đã hứa sẽ thưởng cho con cái gì đó? Hoàn toàn không thể dạy con được gì từ cách làm này. Trẻ sẽ luôn hi vọng bản thân phải được thưởng mỗi khi làm được điều tốt.
Chúng ta có cách khác xử lý hiệu quả hơn đó là thay vì nói "con hãy ăn hết bát cháo mẹ sẽ mua đồ chơi cho con" thì hãy nói: "Con ăn hết bát cháo và con là một cậu bé ngoan, mẹ rất tự hào về con". "Tuyệt đối không được dùng roi vọt trong việc giáo dục trẻ, nên có một cách thức kỷ luật không nước mắt đối với các trẻ nhỏ" - thạc sĩ Đoàn nhấn mạnh.
PGS. TS Lê Văn Hảo - Viện Tâm lý học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội đang trao đổi với các vị phụ huynh tại buổi hội thảo
Cũng trong buổi hội thảo, PGS. TS Lê Văn Hảo: Viện Tâm lý học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội. PGS-TS Lê Văn Hảo - người đã có 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn tâm lý, là chuyên gia tư vấn và xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng, giá trị sống của tổ chức Plan Việt Nam khẳng định: Trẻ hư không phải do bản chất mà do chính sự giáo dục của người lớn, những bậc làm cha làm mẹ.
Và ngay tại trường, lối dạy học tư duy theo lối mòn đã giết chết tính sáng tạo của trẻ. Trẻ em rất thích những điều mới lạ, nếu bắt các bé phải ngồi im trong lớp cả ngày thì lớp học sẽ trở thành một cái gì đó rất nhàm chán; ngược lại vì cả ngày đã được nô đùa chạy nhảy thoải mái rồi, do đó, với các bé việc học là một cái gì đó rất mới, rất hấp dẫn, rất thú vị.
Trong gia đình, cha mẹ phải là tấm gương trên mọi lĩnh vực, mẫu mực trong lối sống, suy nghĩ, cách ứng xử. Cần hướng dẫn con trẻ học cách sống và cách ứng xử trên cơ sở kế thừa và tiếp nhận một cách hài hòa, có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
Gia đình phải thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm bắt kịp thời các mối quan hệ bạn bè và các hoạt động xã hội của con trẻ, cần xây dựng nề nếp gia đình có trật tự, kỷ cương, xây dựng bầu không khí, tâm lý dân chủ trong gia đình để tạo điểu kiện cho con trẻ trao đổi, bộc lộ chính kiến, gửi gắm, chia sẻ tâm sự đến cha mẹ và người thân như những người bạn.
Đông đảo các vị phụ huynh đang có con ở độ tuổi 3-10 tuổi tham dự buổi hội thảo "Tại sao trẻ "hư" và một số biện pháp kỷ luật tích cực"
Kết thúc buổi hội thảo, có rất nhiều các ý kiến cũng như câu hỏi của các vị phụ huynh gửi tới hai chuyên gia giáo dục để có một hướng giải quyết về cách giáo dục nhân cách cho con của mình. Trong đó, các chuyên gia nhấn mạnh các bậc cha mẹ không phải lúc nào đòn roi cũng có giá trị đối với con trẻ, đôi khi còn có tác dụng ngược lại.
Có thể nói quan niệm “thương cho roi, cho vọt” không còn được khuyến khích trong xã hội hiện đại ngày nay. Việc quát mắng, đánh đập trẻ nhỏ làm tổn thương thể xác lẫn tâm hồn trẻ vì trẻ chưa hiểu hết những việc chúng đã làm. Vì vậy, những người làm cha, làm mẹ hãy quan tâm và giáo dục con bằng chính tình yêu thương và sự nghiêm khắc của mình. Các bậc cha mẹ có thể dạy con cái của mình vâng lời bằng cách không cần quá mắng hay đánh đòn.
Theo Minh Khuê/Motthegioi