- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lý do gì khiến mẹ chưa đưa con đi chơi thể thao?
Bố mẹ bận, quá bao bọc con hoặc thời gian học chiếm hết thời gian chơi… Vô vàn lý do của cha mẹ vô tình khiến cho con trẻ bị mất đi sự năng động và tiếng cười.
Bố mẹ bận, quá bao bọc con hoặc thời gian học chiếm hết thời gian chơi… Vô vàn lý do của cha mẹ vô tình khiến cho con trẻ bị mất đi sự năng động và tiếng cười.
Nhiều lý do cản trở
Muốn con tăng sự tự tin trong giao tiếp và học tập, chị Phạm Mai Hương (Hà Nội) xác định cho con tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhiều hơn. Tuy nhiên, chị và chồng đều làm nghề kinh doanh nên gần như rất hiếm khi có thời gian để hỗ trợ con. Đặc biệt, dịp cuối năm, công việc bận rộn, lịch trình gặp đối tác dày đặc nên việc phân chia thời gian đưa con đi chơi thể thao của vợ chồng chị Hương gặp không ít khó khăn.
Hiểu được thiệt thòi của con cái, chị Hương đành khuyến khích con tích cực chơi thể thao ở trường với các bạn học, đó là các tiết thể dục trên lớp, các tiết thể dục giữa giờ... Thế nhưng dường như khoảng thời gian đó chưa đủ với một cậu bé 7 tuổi đầy hiếu động. Con chị bao lần ôm cổ mẹ xin đưa đi học bơi vào buổi chiều, học võ vào buổi tối và chị Hương cũng đã hứa biết bao lần với con nhưng chưa thực hiện được. Hình ảnh đứa con lủi thủi chơi mấy đồ chơi quen thuộc trong nhà đợi bố mẹ đi làm về luôn là nỗi day dứt với chị.
Mơ ước con được vui chơi, tập luyện thể thao cùng bạn bè để phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên vì nhiều lí do mà đây mãi vẫn là ước mơ chưa hiện thực hóa được của nhiều bà mẹ. (ảnh minh họa)
Cũng như chị Hương, chị Ngân Giang (Quận 7, Tp.HCM) cũng gặp vấn đề về việc lập thời gian biểu cho con chơi thể thao. Thế nhưng nghĩ đến lịch học dày đặc của con chính chị Giang cũng phải cảm thấy mệt mỏi.
Sau thời gian học bán trú ở trường, bé Phương Thảo, đang học lớp lớp 4 phải ăn vội bánh mì hay bát phở bên đường để mẹ đưa đi học thêm 1, 2 ca các môn Toán, Văn, Anh buổi tối.
“Tối nào cũng gần 10-11h con mới được lên giường đi ngủ để sáng mai dậy lại vòng quay như cũ. Từ sáng đến tối, từ ngày thường đến cuối tuần... lịch học của con kín mít. Muốn con có thời gian nghỉ ngơi vui chơi nhưng sợ chỉ cần lơ là một chút con sẽ thua kém bạn bè.”, chị Giang bày tỏ. Thế nên chị Giang đành “tặc lưỡi” con lớn sẽ cho con sẽ được thoải mái vui chơi sau.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh cho hay, trên thực tế, ngoài việc bố mẹ bận rộn hay con cái có lịch trình dày đặc thì không ít phụ huynh còn mang tâm lý bao bọc con vì sợ con sẽ bị chấn thương, bị ốm đau do điều kiện trang thiết bị thể thao không tốt, không có sân chơi …
Thể thao giúp con thêm mạnh mẽ và học tập tốt hơn
Lợi ích to lớn của việc chơi thể thao đã được chứng minh rõ trên thực tế khi giúp cho trẻ phát triển toàn diện và tăng cường khả năng học tập của các em.
“Mẹ cần phải thay đổi suy nghĩ, hiểu rằng việc bao bọc con quá kỹ có thể khiến cho con bị thụ động trong cuộc sống. Để con tham gia chơi thể thao là cách để con được rèn luyện thể lực, giúp con khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn. Nếu có một vài chấn thương nhẹ thì cũng đừng quá lo lắng vì đó cũng là một thử thách sẽ giúp con thêm mạnh mẽ hơn…”, PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD) khuyên.
Phụ huynh đừng cho rằng, dành thời gian cho các con chơi thể thao sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con. “Thực tế, chơi thể thao điều độ lại giúp con tập trung hơn khi học bài. Thể thao cũng giúp con tinh thần con thoải mái, do đó, việc học lý thuyết sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn”, chuyên gia chỉ rõ.
Thể thao giúp con học tập hiệu quả hơn (ảnh minh họa)
PGS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh phân tích: “Việc không cho trẻ chơi thể thao của một số phụ huynh cũng có thể xuất phát từ việc không có định hướng rõ ràng. Mẹ khuyến khích con học tập nhiều hơn là tốt, nhưng vẫn chưa phải là tốt nhất. Đừng ép con học sách học vở đêm ngày mà hãy tạo điều kiện cho con học nhiều điều mới lạ từ khoảnh khắc "nhà vô địch". Thể thao giúp con phát triển đồng đều nhiều lĩnh vực, và đặc biệt trong học tập. Chọn cho con những hoạt động thể thao phù hợp từ những chương trình uy tín”.
“Năng động Việt Nam” với các hoạt động thể thao thú vị, hữu ích: Trại hè năng lượng, Đi bộ đồng hành, Hội khỏe Phù Đổng… là chương trình do Nestlé MILO phối hợp cùng Sở Thể thao và Văn Hóa, Sở Giáo dục Tp.HCM chính thức khởi động nhằm nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt và tạo điều kiện cho con trẻ có thật nhiều khoảnh khắc “nhà vô địch”. Chương trình đã và đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của các bậc phụ huynh trên cả nước. Được biết đây là chương trình Quốc gia dài hạn, thuộc đề án “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tìm bạn bè, chị em – những người có kinh nghiệm hay trong nuôi dạy con cái để có những chia sẻ hợp lý cho việc nuôi dạy con cân bằng giữa học và chơi. Hay một cách đơn giản khác là các mẹ có thể tìm kiếm thông tin ngay trên mạng bằng cách truy cập website Năng động Việt Nam, tham gia thực hiện bài trắc nghiệm giúp mẹ tìm ra môn thể thao phù hợp với tính cách của con.
Theo Khám phá