- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người lớn đang làm hư trẻ con bởi hành động ai cũng tưởng là đúng
“Tôi không quan tâm nếu con tôi cảm thấy như bị bỏ rơi khi không được tặng quà!”. Đó là lời chia sẻ của một bà mẹ có thể khiến không ít người bất bình.
“Tôi không quan tâm nếu con tôi cảm thấy như bị bỏ rơi khi không được tặng quà!”. Đó là lời chia sẻ của một bà mẹ có thể khiến không ít người bất bình.
Nhưng thông điệp đầy ý nghĩa và câu chuyện sâu sắc đằng sau nó chắc chắn sẽ khiến mọi người bất ngờ.
Xu hướng tặng quà cho em thì cũng phải tặng quà cho anh chị để trẻ không cảm thấy bị bỏ rơi thực chất lại đang làm hư con trẻ. Đó là một trong những chia sẻ của một bà mẹ đang thu hút được rất nhiều sự chú ý với những lời tâm sự hết sức thật lòng về tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết chia sẻ và vui với niềm vui của người khác.
“Lần đầu tiên điều đó xảy ra, tôi đã hoàn toàn sững sờ. Đúng thế, tôi bất ngờ đến nỗi tôi chưa bao giờ nghĩ mình phải lên tiếng. Tôi có một cô con gái chưa đầy 2 tuổi, và chúng tôi đang ăn mừng lần mang thai thứ hai của tôi. Lúc tôi đang ngồi mở một núi quà thì bắt gặp một trong đó là món quà có ghi tên của con gái lớn của tôi".
"Tôi không muốn cô bé cảm thấy bị bỏ rơi", một người bạn của tôi giải thích, và nói thêm rằng cô muốn đảm bảo rằng con gái tôi cũng cảm thấy mình đặc biệt. Vì vậy, cô con gái mới biết đi của tôi mở món quà, một chiếc váy dễ thương, háo hức chạy quanh phòng trong suốt phần còn lại của bữa tiệc.
Thói quen tặng quà như một cách thể hiện sựcông bằng lại đang làm hư con cái chúng ta.
Nghĩ lại thì tôi tin rằng người bạn không có con của tôi chắc đã phát hiện ra chiếc váy và chỉ đang kiếm một cái cớ để mua nó. Tuy nhiên, tôi lại cảm thấy lo ngại về thông điệp của hành động đó. Tôi muốn con gái của tôi, ngay cả khi còn nhỏ, trải nghiệm niềm vui của việc chúc mừng cho người khác. Thay vào đó, ý nghĩ rằng con bé không nên cảm thấy chỉ là người thứ yếu sẽ khiến con bé hiểu rằng mọi việc chỉ vui khi nói về con bé mà thôi.
Kể từ đó, kịch bản tương tự này đã lặp đi lặp lại một vài lần, thường do một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình mà không có con. Cả hai con được tặng quà tại một bữa tiệc sinh nhật mà đáng ra chỉ của một bé có nghĩa là để ăn mừng cho em thì cũng phải có một cái gì đó đặc biệt cho các anh chị. Tôi đã chứng kiến điều đó ở bữa tiệc sinh nhật của của bạn các con tôi, và mẹ của họ đã bí mật thú nhận với tôi những lo lắng y hệt như những gì mà tôi cảm thấy khi điều đó xảy ra với tôi.
Xin đừng tặng quà cho con tôi vào những bữa tiệc của anh chị em nó nữa.
Tôi rất trân trọng việc có những người bạn hết mực yêu thương con tôi. Nhưng đồng thời, tôi không đồng ý với quan điểm rằng con tôi không nên cảm thấy bị bỏ rơi vào những bữa tiệc của anh chị em nó.
Là mẹ của chúng, công việc của tôi chuẩn bị cho tuổi trưởng thành của con, hơn là cho con tôi một tuổi thơ hạnh phúc. Nuôi con biết vị tha và đầy lòng nhân ái quan trọng với tôi hơn rất nhiều so với nuôi con thành người lúc nào cũng tự cảm thấy mình đặc biệt. Tôi muốn dạy cho các cô con gái của mình rằng sẽ có những lúc mà chúng sẽ là tâm điểm và cũng sẽ có những lúc chúng phải biết lùi lại và để người khác có được vinh dự được tôn vinh.
Trẻ cần được dạy cách biết vị tha và vui với niềm vui của người khác thay vì lúc nào cũng chỉ biết đến bản thân mình.
Đừng hiểu lầm tôi, tôi thích làm cho các con tôi cảm thấy đặc biệt. Tôi thích kỷ niệm sinh nhật của các con với bánh sô cô la, bánh yêu thích của chúng và những món quà chu đáo…
Nếu tôi luôn luôn phải đảm bảo sự công bằng, tặng quà cho cả 2 con vào sinh nhật của một đứa và cả trong những ngày của mẹ, không phải điều đó sẽ làm giảm đi sự đặc biệt của tất cả mọi thứ ư? Còn gì đặc biệt về việc bị bắt cảm thấy đặc biệt nếu bạn luôn bị bắt ép cảm thấy đặc biệt cơ chứ? Không phải là rất tồi tệ cho những người đáng ra là nhân vật chính khi bữa tiệc của họ bị dừng lại để chuyển sự chú ý sang một người khác hay sao?
Ước gì tôi có thể nói rằng tôi đã học cách để giải quyết vấn đề tế nhị này ở những bữa tiệc của con tôi, nhưng tôi vẫn chưa tìm ra cách để nói ra mà không làm mất lòng những người tôi thực sự quan tâm. Hầu hết thời gian tôi chỉ nói cảm ơn và để những món quà sang một bên để mở ra sau, sau bữa tiệc. Tuy nhiên, “thủ phạm” của “hành vi phạm tội” này thường lại không có con và tôi không thể nào bắt họ nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của tôi, nếu như tôi không giải thích cho họ.
Theo Trí Thức Trẻ