- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngưỡng mộ cách dạy con của 2 nghệ sĩ nổi tiếng
Không phải sao Việt nào cũng dám làm và làm được như ca sĩ Thái Thùy Linh, danh hài Tấn Beo trong cách dạy con cái.
Không phải sao Việt nào cũng dám làm và làm được như ca sĩ Thái Thùy Linh, danh hài Tấn Beo trong cách dạy con cái.
Bất cứ cha mẹ nào cũng muốn con mình không chỉ lớn khỏe mạnh mà còn ngoan ngoãn trong mắt mọi người.
Thái Thùy Linh: "Tôi dạy con biết tự ra quyết định và chịu trách nhiệm"
Gia đình nhỏ của ca sĩ Thái Thùy Linh rất phức tạp vì có con anh, con em lại có cả con chúng ta. Nếu có người nghĩ với hoàn cảnh như thế, chuyện dạy dỗ con cái hẳn là chuyện đau đầu nhất cũng là điều bình thường.
Vậy mà những đứa trẻ trong ngôi nhà ấy, đứa nào cũng ngoan và rất dễ thương. Chia sẻ về cách dạy con, Thái Thùy Linh nói: "Tôi dạy con biết tự ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Ngay như chuyện con muốn học đàn piano. Tôi chỉ nói trước rằng, con muốn học thì phải học hết khóa, không được bỏ nửa chừng vì đây là sự lựa chọn của con. Và con đồng ý.
Từ nhỏ tôi đã dạy con tự lập. Ví dụ con muốn nghịch dao, tôi đồng ý cho nghịch. Tôi nói trước là nghịch dao có thể nguy hiểm, đứt tay, chảy máu. Đau cũng không được khóc, không được bắt đền hay đổ lỗi cho ai cả vì đó là con tự chọn.
Con cũng bị đứt tay, bị chảy máu 1 lần nhưng không khóc. Hoặc tôi đã bảo chạy nhanh là có thể ngã, đau, chảy máu nhưng sau đó vẫn chạy nhanh thì phải đi chỗ khác khóc chứ không khóc trước mặt mẹ.
Nếp (biệt danh con gái Thùy Linh - PV) giờ 7 tuổi nhưng đã biết cân nhắc đưa ra quyết định làm 1 việc gì đó. Khi tôi đưa con đến 1 nơi đông đúc xa lạ, tôi cũng dặn là con có thể bị lạc. Khi bị lạc con phải làm gì và hậu quả lớn nhất của đi lạc là gì... để con tự có ý thức.
Giờ tôi khá yên tâm khi đưa con đến nơi đông người và xa lạ. Thậm chí tôi đã cho con đi chơi 4, 5 ngày với những người khác mà không có gia đình.
Nếp ý thức được rằng, ăn uống phải đàng hoàng, tự tắm rửa, không khóc lóc nhớ nhà, mè nheo, tuân thủ sự chỉ huy của người mà con đã lựa chọn đi cùng.
Hoặc khi mẹ chuẩn bị đi 1 chuyến quan trọng mà con mải chơi, mẹ giục mãi rồi vẫn thế. Tôi sẽ nói, đây là lần cuối cùng nếu con không đứng dậy thay quần áo ngay thì con sẽ ở nhà.
Sau đó tôi để cho ở nhà thật. Có khóc tôi vẫn đi bình thường. Mọi người gọi điện thì tôi đã lên xe rồi, đã đi rồi không quay lại.
Ngay từ lúc con còn bé tí, có lần con đứng bên đường mải chơi, mẹ gọi mãi không lên xe. Tôi chạy đi 1 đoạn, nó đứng đó khóc. Tôi đi 1 đoạn rồi quay lại thì đã có mấy bác xúm quanh đang an ủi vỗ về nhưng tôi cần phải làm thế để con nhớ.
Với bản năng của 1 đứa bé thì không thể tránh khỏi có lúc ích kỷ, ích kỷ từ cái kẹo và chỉ muốn mẹ là của riêng mình, hoặc trước mặt người khác mẹ phải yêu mình hơn.
Vượt qua những phạm vi nhỏ đó thì Nếp biết nghĩ cho người khác. Khi ngồi vào bàn ăn, con là người biết nghĩ tới người khác nhiều nhất, từ việc để dành đồ ăn cho người đến sau, hay đi đâu có gì con mua quà về cho mọi người.
Có lần Nếp đi biển, tôi cho 200.000 tiêu vặt. Con về kể mua bim bim cho chị Trà ăn cùng vì chị đói và mua quà cho những ai, những ai. Khi thống kê lại thì tiền Nếp tiêu cho mình rất ít, chủ yếu là mua quà cho người khác".
Tấn Beo: "Cha mẹ phải là cái gương trước mắt cho con soi vào"
Danh hài Tấn Beo có 3 người con trai đang ở tuổi lớn, cái tuổi khó dạy nhất đối với các bậc làm cha làm mẹ. Thế nhưng, điều kỳ lạ là cả ba người con trai của Tấn Beo đều rất ngoan và không ăn chơi như con cái của nhiều gia đình có cha hoặc mẹ nổi tiếng hay có điều kiện về kinh tế.
Chia sẻ về cách dạy con, Tấn Beo nói: "Xã hội bây giờ rất phức tạp. Con cái dễ hư do cha mẹ không kề cận dạy dỗ được thường xuyên, nhất là con trai vốn đã luôn khó dạy hơn con gái vì chúng có bản lĩnh và sự cứng đầu riêng.
Mấy thằng con tôi được cái dễ bảo. Cũng có lúc chúng cự lại nhưng chưa bao giờ dám nói hỗn với ba mẹ nửa lời.
Tôi rất nghiêm khắc, khi chúng nó có gì không đúng, tôi đợi dịp kêu xuống nói chuyện dứt khoát 1 lần như hai người đàn ông. Tôi nói ‘mai mốt không làm mấy chuyện đó nữa, ba không thích’, ngắn gọn vậy thôi. Tụi nó hiểu và không lặp lại chuyện đó nữa.
Nhưng cha con tôi cũng rất thân thiết, giỡn với nhau như hai người bạn. Những lúc rảnh, cha con ngồi chơi game với nhau. Con chơi game nào, cha chơi game đó. Mình chơi với nó đi, còn hiểu nó nghĩ gì chứ cấm đoán, nó ra ngoài tiệm chơi còn phức tạp nữa.
Mấy đứa con tôi không vướng vô mấy chuyện ăn chơi hư hỏng, chúng chỉ biết đi học rồi về nhà, lâu lâu có sinh nhật bạn thì xin phép ba mẹ cho đi chơi chút xíu rồi về.
Chúng không làm những điều khiến ba mẹ buồn, không làm mất thanh danh của gia đình. Tôi luôn dạy các con rằng, ba không cần các con phải làm giàu, chỉ cần đừng làm những gì để xã hội lên án các con là ba mẹ hãnh diện rồi.
Ba không cần các con phải đem cái gì cao sang, danh vọng, hơn thua ai về nhà. Ba chỉ cần đừng làm gì cho gia đình xấu hổ là được.
Trong việc dạy con, cha mẹ phải là cái gương trước mắt cho con soi vào. Chúng nó biết đó giờ ba mình chỉ biết lo cho gia đình, chưa làm điều gì buồn cho gia đình thì nhiêu đó thôi là chúng nó phải suy nghĩ rồi".
Theo Tri Thức Trẻ