- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những mách nước hay cho cha mẹ giúp trẻ yêu đọc sách
Giúp trẻ học đọc là phương pháp quan trọng nhất để cha mẹ có thể hỗ trợ giáo dục tốt cho con. Những đứa trẻ đọc sách ở trong hay ngoài trường học thường có nhiều cơ hội để thành công.
Có những cách thức đơn giản, dễ thực hiện sau đây cha mẹ có thể dùng để giúp trẻ trở thành độc giả có kỹ năng và tự tin.
1. Đọc sách/truyện cùng con ít nhất 15 phút mỗi ngày.
2. Khi con đọc sách, bạn nên áp dụng phương pháp: Tạm dừng, Gợi ý và Khen ngợi:
a. Tạm dừng: Nếu bé gặp một từ khó, cha mẹ nên tạm dừng một lát. Hãy nhẩm thầm từ 1 đến 5 một cách từ từ để cho con có cơ hội hình dung ra từ ngữ ấy.
b. Gợi ý: Nếu bé không thể đọc được hay đọc từ đó không chính xác, hãy bảo bé “con thử đọc lại đi” hay hỏi con “từ đó có ý nghĩa gì?” hoặc "con hãy nhìn vào bức tranh kia kìa". Nếu con bạn vẫn không thể đọc được chính xác từ sau hai lần gợi ý như vậy thì bạn có thể đọc từ đó giúp con và yêu cầu con lặp lại từ khó, rồi tiếp tục cùng nhau đọc sách.
c. Khen ngợi: Khi con đọc từ khó một cách chính xác, hãy khen ngợi vì con đã đọc tốt mà không phải nhờ đến sự trợ giúp nào.
3. Chọn cho con những cuốn sách hay có nội dung ở mức độ "vừa phải" - không quá khó và cũng không quá dễ.
4. Nếu con tha thiết yêu cầu một quyển sách mà con thích thì cha mẹ nên đáp ứng.
5. Hãy trò chuyện với con về nội dung bài đọc. Trước khi đọc một cuốn sách, hãy chỉ cho con nhìn vào những bức tranh và bảo con đoán xem nội dung cuốn sách sẽ nói về cái gì. Trao đổi với con về các cuốn sách hoặc các nhân vật trong sách mà con yêu thích và để trẻ thử nói ra các cách giải quyết hoặc kết cục có thể xảy ra của truyện.
6. Hãy để con thấy bạn đọc tiểu thuyết, sách báo hoặc những dạng văn bản gì đó. Khi đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ làm điều gì đó, chúng sẽ hiểu rằng đó là một việc làm có ý nghĩa.
8. Trong khi đọc sách cho con nghe, hãy bảo bé quan sát phần hình minh họa.
9. Khuyến khích trẻ viết lại những câu chuyện mà bạn đã đọc cùng với con. Viết là một cách bổ trợ tuyệt vời cho khả năng đọc.
10. Chơi các trò chơi về từ, kí tự như chơi ô chữ.
11. Khuyến khích con "đọc" cho mình, thậm chí nếu con chưa đủ khả năng tự đọc thì con có thể nói dựa theo tranh. Hoạt động này quan trọng và thường được cho là một bước để trẻ biết đọc sớm cũng như sẽ giúp cho con có khả năng tự tin và hiểu về câu chuyện.
12. Tạo một thư viện gia đình hoặc đưa con đến các thư viện công cộng thường xuyên. Hãy cho con tiếp xúc với nhiều loại tài liệu đọc khác nhau như: sách, truyện tranh, báo, sách nấu ăn hay pha chế, phần mềm máy tính và cả bách khoa toàn thư.
13. Chỉ ra các từ trên bảng hiệu đường phố, các hộp ngũ cốc, thùng đựng đồ chơi,… để con thích thú với việc đọc.
14. Luyện các chiến lược giải từ: nhìn vào các chữ cái đầu tiên của một từ, đọc lại để phát âm đúng, hoặc đối với từ khó trong câu, hãy thử bỏ qua từ đó và đọc đến cuối câu để tìm ra những gợi ý cho từ còn thiếu.
15. Để con biết bạn coi trọng trường học và việc học tập của con thế nào. Bạn nên ghé thăm lớp học của con và nói chuyện với thầy cô giáo về tiến độ đọc của con.
16. Đừng bỏ việc đọc cùng con khi con đã biết đọc. Việc này vẫn luôn đem lại nhiều giá trị cho đến khi con đến tuổi thiếu niên.
17. Mang sách tới bất cứ nơi nào bạn đi: đến nhà hàng, thăm người thân, trong xe, trên xe buýt, đến phòng khám của bác sĩ,…
18. Hãy bảo con đọc công thức cho bạn khi bạn đang nấu ăn.
Những việc trên thực tế không hề khó thực hiện, chỉ cần cha mẹ thực sự quan tâm, yêu thương và dành chút thời gian cho con. Chắc chắn sau này khi trưởng thành, con bạn sẽ hạnh phúc và cảm ơn vì bé đã được cha mẹ trang bị cho một kỹ năng tuyệt vời, thứ mà bé có thể mang theo suốt cuộc đời.