- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thay vì dọn sẵn đường cho con đi, tôi để con tự trải nghiệm!
“Con thấy kim, kéo, dao tò mò muốn chơi mình cũng cho cầm nhưng cố tình đâm nhẹ vào tay con, con đau lần sau sẽ không dám đụng vào”...
“Con thấy kim, kéo, dao tò mò muốn chơi mình cũng cho cầm nhưng cố tình đâm nhẹ vào tay con, con đau lần sau sẽ không dám đụng vào”, đó là cách dạy con trải nghiệm của chị Phạm Thị Huyền mà không phải mẹ nào cũng can đảm dám làm.
Công tác trong lĩnh vực truyền thông, chị Phạm Thị Huyền có những cách dạy con khá cởi mở và hiệu quả khiến bạn bè ngưỡng mộ. Mới 18 tháng tuổi nhưng Bắp, con trai chị được mọi người nhận xét là cậu bé khá… dễ tính khi “lăn lóc” cùng mẹ đi khắp nơi, ai bế cũng được và sẵn sàng hợp tác ngoan ngoãn đợi mẹ xong việc. Nuôi con được cho là “nhàn” như thế nhưng ít ai biết chị đã phải trải qua hành trình mang thai và sinh nở khá nguy hiểm.
“Trường hợp nguy hiểm”
Vì
cũng gặp nhiều sự cố mới có Bắp nên lúc có bầu mình hầu như lúc nào
cũng bồn chồn lo lắng. Bác sĩ phải đóng dấu đỏ vô hồ sơ mình là “trường
hợp nguy hiểm” và bắt kiêng cữ. Tuy nhiên do tính ham đi nên mình không
chịu ngồi yên, thay vì đi làm bằng xe máy thì mình chuyển qua đi xe buýt
trường kì. Lúc bầu 7 tháng, mình đi khám bị dọa sinh non nên bị cấm đi
lại. Mình nằm im được 2 tuần thì ngứa tay ngứa chân quá lại đi. Tết năm
đó, mình bầu được 8 tháng thì bị sốt cao ngay Giao thừa, ối cạn còn
6/10, sợ mất hồn vía. Bác sĩ dặn uống nước nằm nghỉ ráng thêm vài tuần,
đến tuần 36 thì mình bị rỉ ối và nhập viện sinh luôn.
Mới
18 tháng tuổi nhưng Bắp, con trai chị Huyền được mọi người nhận xét là
cậu bé khá… dễ tính khi “lăn lóc” cùng mẹ đi khắp nơi.
Bác
sĩ cố gắng để cho sinh thường nên chích thuốc kích sinh. Mình nằm lăn
lóc chán chê từ 8h sáng đến 8h tối vẫn không muốn sinh, xin mổ bác sĩ
không cho mãi đến lúc kiểm tra cạn ối em bé ngạt nên phải mổ cấp cứu. Mổ
xong thì bị co thắt tử cung nên mình đau và lạnh, phải nằm ở phòng hồi
sức, con nằm dưỡng nhi. Thay vì hồi sức 6 tiếng thì phải nằm 13 tiếng mà
không ai báo với gia đình nên bà ngoại tưởng bị sao khóc cả đêm, đến
sáng mới dám đi hỏi.
Bắp sau khi được trả về
mẹ chừng 1 tiếng thì khóc ngằn ngặt rồi ngưng thở, người tím, phải đem
cấp cứu thở oxy và bệnh viện yêu cầu chuyển gấp qua bệnh viện Nhi Đồng
vì nghi bị nước ối tràn vào phổi với suy tim. Lúc đó mình sợ quá, cuống
hết lên chẳng biết làm sao, chồng qua tới nơi mới kêu bệnh viện gọi bác
sĩ với máy móc bên bệnh viện Nhi Đồng qua. May phước con không sao nhưng
cũng phải nằm dưỡng nhi để thở oxy với chiếu đèn vàng da.
Mình cũng dạy con "Ba là siêu nhân, cái gì khó quá hay không biết qua nhờ ba" nên giờ Bắp thần tượng ba lắm đi đâu cũng bám ba nên mẹ rất khỏe!
Có lúc thấy mình cũng “mẹ mìn”
Hai
tháng đầu sau sinh, hai mẹ con ở nhờ bà ngoại nhưng bà ngoại quan điểm
“con ai người đó nuôi hư tốt gì ráng chịu” nên không xen vào, mình mặc
sức… tung hoành. Đôi lúc thấy “mẹ mìn” ác quá, bà cũng xót cháu la vài
câu xong rồi lại thôi. Hai vợ chồng sau đó ở riêng nên cũng nuôi con
theo ý mình. Mình cũng kết hợp đủ phương pháp Tây Tàu, Nhật, Việt lẫn
lộn. Nhìn chung, quan niệm của mình là để con tự phát triển và tự lập từ
nhỏ nên con được tập ăn tự chủ và ngủ riêng giường.
Mình
cho con tự cầm thìa nĩa, bữa ăn có tung tóe, be bét nhưng mình không
nản. Mọi người cứ nói để con bày nhìn bẩn, con không ăn được nhiều nhưng
mình cứ kiên trì. Bây giờ con 18 tháng đã tự xúc ăn được, mẹ đút thêm,
giờ ăn tự kéo ghế của mình ra trèo lên, đến giờ ngủ tự xin bình sữa rồi
đi ngủ. Ăn uống rất dễ, ngủ dễ... Trộm vía, mọi người không còn thấy bà
“mẹ mìn” này ác nữa!
Quan niệm của mình là để con tự phát triển và tự lập từ nhỏ nên con được tập ăn tự chủ và ngủ riêng giường.
Mình cũng dạy con
ba là siêu nhân cái gì khó quá hay không biết qua nhờ ba nên giờ Bắp
thần tượng ba lắm đi đâu cũng bám ba nên mẹ rất khỏe! Ở riêng, tự chăm
con theo ý mình nhưng mình cũng có khó khăn là tham việc nên lúc nào
cũng bị quá tải. Nhận việc một số nơi mình cố chu toàn lại phải làm sao
đảm bảo con ăn đủ chất, đủ dinh dưỡng, đưa con đi chơi được nhiều. Vậy
nên hầu như mình luôn bận rộn. Lúc con còn nhỏ ngủ nhiều nên có nhiều
thời gian. Giờ con lớn ít ngủ, chơi thì phải có người chơi chung nên
thời gian ít hơn, chủ yếu làm vào ban đêm. Mình tranh thủ làm món ăn bắt
mắt cho con, nấu nhiều món đổi vị cho con. Đôi lúc có cảm giác con
giống như là chuột bạch thí nghiệm của mẹ. Nhất là các món ăn mẹ nấu và
cách mẹ dạy.
Để con trải nghiệm
Quan điểm dạy con của
nhà mình là để con trải nghiệm, ví dụ con bắt đầu tập ăn đã cho con cầm
muỗng nĩa, ông bà nội thấy có gọi điện la sợ con thọc vô họng nguy
hiểm. Thật ra con có thọc vô và ọc vài lần, sau đó tự điều chỉnh, bây
giờ thì ăn uống giỏi rồi. Con tập ăn thô từ 6 tháng bị nghẹn, hóc, mình
chỉ ngồi canh và chỉ cho con, giúp con khi bị nghẹn, sau đó con tự điều
chỉnh miếng to nhả ra hoặc cắn nhỏ hơn dù chưa có răng.
Ngay từ nhỏ, Bắp đã được đi khắp từ Phan Thiết, Hà Nội đến Singapore...
Con
cũng được chạm tay vào nước nóng, được sờ vào nồi cơm điện, bếp, bình
thuỷ để biết nóng và sợ, sau đó không sờ vào nữa. Mình thấy nhiều người
cứ lo sợ con bị đau mà bao bọc, che chắn hết cho con. Thực ra mình luôn ở
bên quan sát con trong giới hạn an toàn. Con thấy kim, kéo, dao tò mò
muốn chơi mình cũng cho cầm nhưng cố tình đâm nhẹ vào tay con, con đau
lần sau tự thấy thì kêu đau đau và không dám đụng vào. Con chơi hay leo
trèo, chồng mình cũng sợ té này nọ nhưng mình kệ cho leo, nguy hiểm quá
mới can thiệp, còn té bình thường thì tự đứng lên xin lỗi chỗ vừa té.
Bây giờ Bắp đập đầu vô bàn là vừa khóc vừa xin lỗi cái bàn chứ không có
nhìn ra mẹ ăn vạ hay gì hết. Đàn ông phải tập cho con “manly” như thế!
Ngoài
ra, do mình đi làm nhiều và cũng ham đi chơi nên đi đâu cũng tha con
theo từ Phan Thiết, Hà Nội đến Singapore nên mình thấy giờ con rất dạn
và có năng khiếu diễn trước ống kính. Để con tự trải nghiệm, quan sát và
theo dõi con thay vì can thiệp, dọn đường sẵn cho con - đó là cách mà
mình đang hướng tới.
Chia sẻ từ mẹ Phạm Thị Huyền/ Theo Trí Thức Trẻ