Trẻ bỏ nhà đi có tổ chức: "Khẳng định vị trí để bố mẹ phải ân hận"

Thời gian gần đây, có những đứa trẻ lên 5, lên 10 bỗng dưng bỏ nhà ra đi chỉ vì những câu nói, những trận đòn roi của bố mẹ đang làm xôn xao cộng đồng mạng.

Thời gian gần đây, có những đứa trẻ lên 5, lên 10 bỗng dưng bỏ nhà ra đi chỉ vì những câu nói, những trận đòn roi của bố mẹ đang làm xôn xao cộng đồng mạng. Sự việc cũng gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về việc giáo dục con của nhiều bậc phụ huynh hiện nay.

Những đứa trẻ bỗng dưng biến mất

Chiều tối ngày 23/7, người dùng Lan Anh đã đăng tải lên mạng xã hội Facebook thông tin, vào khoảng 17h cùng ngày, cháu gái ruột của chị là Bùi Ngọc Yến Nhi (10 tuổi) cùng bạn học là cháu Thảo Uyên đang đạp xe đạp chơi dưới sân chung cư The Pride (đường Lê Văn Lương, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) thì bỗng nhiên bị mất tích.

tre bo nha di co to chuc: "khang dinh vi tri de bo me phai an han" - 1

Ngay sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã huy động đi tìm kiếm 2 cháu và báo với công an khu vực. Vào khoảng 2h sáng cùng ngày, công an phường Trung Hòa đã đưa 2 cháu về nhà an toàn trong sự mừng rỡ của mọi người.

Được biết, nguyên nhân vụ việc 2 cháu bé mất tích là do cháu Thảo Uyên bị mẹ mắng và nói sẽ đánh cho một trận nên cháu đã rủ cháu Yến Nhi bỏ nhà ra đi.

Gần đây nhất, sáng ngày 10/9, tranh thủ lúc bố mẹ đi làm, 3 đứa trẻ 5, 6, và 8 tuổi trú tại phường Thanh Xuân tự chuẩn bị đầy đủ tư trang, mỳ tôm, cùng nhau bỏ nhà ra đi. Chiều tối hôm đó trời mưa nên 3 đứa trẻ đã chui vào cây ATM trên đường Lê Duẩn (đoạn từ phố Khâm Thiên rẽ sang Ga Hà Nội) lấy mì tôm sống ra ăn, rồi có người phát hiện và báo công an.

tre bo nha di co to chuc: "khang dinh vi tri de bo me phai an han" - 2

Tại trụ sở Công an phường Khâm Thiên, các bé khai:“Chúng cháu bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà”và một mực im lặng, không chịu trả lời các câu hỏi khác. Khi công an lục túi các cháu thấy có mảnh giấy nhỏ có nội dung liên quan đến chữ ghi phường Nhân Chính, cán bộ đã gọi điện thông báo xác minh có 3 cháu bé cùng ngụ tại phường Nhân Hòa, quận Thanh Xuân: cháu N.T.P. (6 tuổi) cùng bỏ nhà ra đi với hai chị em P.T.H. (8 tuổi) và P.P.T. (5 tuổi).

Mẹ của cháu P cho biết: “Cháu P. còn hồn nhiên lắm. Gia đình vừa đi du lịch về nên cháu thích được đi chơi và ai rủ cũng đi. Sau khi sự việc xảy ra, họ hàng biết tin đến hỏi han cháu P. thấy đông nên rất vui và nghĩ mình vừa làm được một chiến tích vậy”.

Nhìn lại cách giáo dục con

Lý giải về trạng trên, chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý cho biết: Sự việc trên cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con trẻ. Không phải bỗng dưng một đứa trẻ mới chỉ lên 5, lên 8 bỗng dưng bỏ nhà ra đi có tổ chức như vậy.

Thứ nhất là do, hầu hết cha mẹ Việt vẫn chưa làm tốt việc nắm bắt tâm lý con trẻ. Chúng ta vẫn thường nuôi con theo kinh nghiệm và bản năng. Mỗi khi con trẻ có lỗi, chúng ta vẫn thường hay có thói quen quát mắng thậm chí đánh đòn trẻ mà không tìm hiểu tâm lý con cần gì và muốn gì. Điều này khiến cho đứa trẻ cảm thấy ức chế, thiếu tự do.

Trong khi, trẻ con bây giờ rất thông minh, từ 3-6 tuổi bé đã phát triển về não trái. Trẻ bắt đầu có chính kiến, có quan điểm. Khi bố mẹ đuổi đi chúng sẽ sẵn sàng ra đi để chứng tỏ cho bố mẹ thấy, khẳng định vị trí của nó để bố mẹ phải ân hận.

Thứ 2 là do cuộc sống quá nhiều áp lực, bố mẹ cũng mải mê kiếm tiền và không dành thời gian cho con trẻ. Đứa trẻ cảm thấy bơ vơ, cô đơn khi bố mẹ không thể dành thời gian cho nó. Điều này cũng sẽ làm trẻ muốn bỏ đi để được bố mẹ quan tâm hơn.

Thứ 3 là do tác động của internet, của phim ảnh. Trong trường hợp trên đứa trẻ lên 10 có thể đã bị ảnh hưởng từ phim ảnh mà bố mẹ vẫn thường xem. Ở độ tuổi này, tâm sinh lý của trẻ đã có sự thay đổi, cũng bắt đầu có sự hiểu biết, khám phá thế giới bên ngoài.

Việc ăn uống cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, các loại rau quả nhiễm độc, thực phẩm chứa chất bảo quản ảnh hưởng đến hormone sinh dục, làm đứa trẻ phát triển sớm hơn bình thường.

Đứng trước những trường hợp trên, chuyên gia Lý cho biết bố mẹ cần phải tự nhìn nhận cách giáo dục con trẻ, bố mẹ đã thực sự hiểu con, dành thời gian cho con hay chưa. Khi các con về bố mẹ nên nhẹ nhàng nói chuyện với con để tìm hiểu nguyên nhân, tuyệt đối không được đánh mắng đứa trẻ.

Bố mẹ cũng cần nghiêm túc nghiên cứu lại tâm sinh lý đứa trẻ, cần có những kiến thức cơ bản về tâm sinh lý của con. Nếu như chưa biết cần tìm hiểu thêm qua các hội, nhóm, các chuyên gia tâm lý.

Bố mẹ cần sắp xếp lại thời gian, quan tâm, dành thời gian cho con nhiều hơn. Cha mẹ phải dành nhiều thời gian quan tâm và nói chuyện với nhau để tạo thành “mật mã” trong gia đình. Cứ mỗi ngày như thế, qua cách nói chuyện, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu lạ để biết con mình có đang gặp vấn đề gì hay không để can thiệp kịp thời. Hãy là người bạn của con để con có thể sẻ chia mọi chuyện chứ đừng như bề trên ra lệnh cho con.

Dự luật yêu cầu cha mẹ phải lắng nghe con trẻ:

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi vừa được Quốc hội thảo luận cho ý kiến. Một trong những điểm mới của dự luật lần này được hầu hết các đại biểu tán đồng là đã dành hẳn một chương (chương V) để quy định về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, trong đó có quyền tham gia của trẻ em trong gia đình (Điều 75).

Cụ thể: Cha, mẹ, các thành viên gia đình phải tạo điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em; tạo điều kiện để trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề về gia đình liên quan đến trẻ em, trẻ em quan tâm; tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em…

Từ tháng 12-2014 đến nay, thành phố thực hiện việc tăng cường quản lý người sinh sống nơi công cộng bao gồm trẻ em. Khi phát hiện những trẻ em bỏ nhà đi bụi, sống lang thang, quận, huyện có trách nhiệm tập trung đưa về Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM. Đối với trẻ bỏ nhà đi bụi, sống lang thang rồi bị tập trung, trung tâm sẽ giải quyết cho về lại với gia đình nếu biết trẻ có nơi cư trú nhất định. Nếu xác minh không có nơi cư trú nhất định hoặc hết thời hạn xác minh mà không có trả lời của chính quyền địa phương nơi xác minh thì chúng tôi đưa vào nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội.

Theo Khám Phá



Cách dạy con

Dạy con

bỏ nhà ra đi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.