"Tuyệt chiêu" của ông bố biến con trai từ học sinh cá biệt trở nên xuất sắc

Người cha này đã khiến cậu con trai cũng như nhiều người bất ngờ khi yêu cầu phải đạt được điểm 0 trong tất cả các bài kiểm tra.

Người cha này đã khiến cậu con trai cũng như nhiều người bất ngờ khi yêu cầu phải đạt được điểm 0 trong tất cả các bài kiểm tra.

"Tuyệt chơi" của ông bố biến con trai từ học sinh cá biệt trở nên xuất sắc

Đây là câu chuyện về một người cha đã "chơi chiêu", khiến đứa con trai nổi loạn của từ một học sinh yếu kém ở trường trung học, trở thành một sinh viên xuất sắc – theo lời kể của người con.

"Khi bắt đầu vào trung học tôi trở thành một thiếu niên bất trị. Tôi đã khiến các giáo viên đau đầu vì nghịch ngợm, học kém, và hay mơ mộng hão huyền.

Tôi luôn mơ ước trở thành Michael Schumacher tiếp theo – tay đua công thức một tài năng và nổi tiếng nhất thế giới. Rốt cuộc là điểm số của tôi tụt xuống hạng "C".

Cha tôi đã nói chuyện với tôi về việc chuyện học hành: "Thầy giáo nói với ba rằng con mơ ước trở thành Michael Schumacher, và con không muốn học, phải vậy không?"

Tôi đáp lại một cách bực bội vì cảm thấy lòng tự trọng của cậu con trai 14 tuổi bị xúc phạm: "Schumacher là thần tượng của con; cũng như con, học dốt, và thậm chí chỉ đạt điểm số 0 ở tuổi con. Nhưng hãy nhìn anh ấy hiện tại xem, anh ấy là tay đua đứng đầu thế giới".

Cha tôi đột nhiên bật cười vui vẻ: "Anh ta đã ghi điểm 0, nhưng con chưa từng thực hiện được điều đó. Vẫn luôn là điểm "C!" Ông chìa cho tôi xem bảng kết quả học tập.

Tôi không thể tin rằng cha tôi đã cười nhạo vì tôi đã không nhận được một điểm số 0, bây giờ tôi đã thực sự bị xúc phạm. "Vậy ba muốn con có được một điểm 0?", Tôi hỏi.

Ông ngả người trên ghế, mỉm cười và nói: "Đúng vậy, tuyệt vời, một ý kiến hay! Hãy đặt cược nhé. Nếu con có thể nhận được một điểm số 0, ba sẽ không bao giờ phàn nàn về việc học của con nữa, và con có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.

Tuy nhiên, cho đến khi con đạt được điểm số đó, việc học của con phải thực hiện theo hướng dẫn của ba.

Tôi đã cười thầm với ý nghĩ mình có một người cha đáng mến, nhưng ngốc nghếch. Cha tôi nói: "Có một số quy tắc. Khi làm bài, con phải trả lời tất cả các câu hỏi, không được bỏ dở hoặc chừa lại bất kỳ câu hỏi nào mà chưa được trả lời, nếu không, con đang vi phạm thỏa thuận của chúng ta, OK?"

Quá đơn giản, tôi nghĩ, vì vậy tôi trả lời không chút do dự: "Không có vấn đề gì!"

Con trai là học sinh cá biệt, ông bố hoá phép thành tiến sĩ - Ảnh 1.
Khi các bậc phụ huynh luôn mong mỏi con mình đạt điểm cao, thì người cha này lại yêu cầu cậu con trai phải làm bài thi được...0 điểm! (Ảnh minh họa)

Không lâu sau đó, tôi có bài kiểm tra đầu tiên. Đáng lẽ đạt điểm 0 không khó nhưng tôi đã không hiểu một nửa trong số các câu hỏi, do đó tôi chỉ đoán các câu trả lời.

Khi bước ra khỏi lớp học, tôi đã rất lo lắng; đạt được điểm số 0 không dễ dàng như tôi nghĩ. Việc đoán các câu trả lời mà tôi không biết vẫn có thể ghi những điểm số ngoài dự kiến, tôi nghĩ.

Khi nhận lại bài kiểm tra, tôi đã ghi thêm một điểm "C" nữa, tôi thực sự thất vọng. Không lâu sau đó, tôi đã có cơ hội thứ hai, nhưng tôi lại thất bại. Tiếp đến, lần thứ ba và thứ tư … nhưng tôi vẫn chỉ đạt điểm "C", thay vì điểm 0.

Tôi đã nhận ra rằng để ghi một điểm 0, tôi phải học tập chăm chỉ để biết đáp án chính xác cho mọi câu hỏi và chọn ra kết quả sai.

Một năm sau đó, cuối cùng tôi cũng đã nhận điểm 0 đầu tiên của mình. Bữa đó, bố tôi đã rất vui – ông vào bếp và nấu những món ăn mà tôi yêu thích để chúc mừng.

Ông dõng dạc và tự hào tuyên bố: "Con trai, xin chúc mừng! Cuối cùng con đã ghi được một điểm số 0."

Ông nháy mắt với tôi và nói thêm: "Chỉ có những sinh viên xuất sắc mới biết làm thế nào để có được một điểm số 0, và bây giờ chắc con đã hiểu. Con đã bị lừa! Hahaha!"

Như vậy, trong trò chơi cá cược này, cậu con trai đã cư xử chính xác như những gì ông bố muốn. Ông đã khéo léo thay đổi mục tiêu 100 điểm trong bài kiểm tra bằng điểm 0, vì vậy cậu bé sẽ dễ dàng chấp nhận nó, và sẵn sàng làm việc để đạt mục tiêu đó.

Cuối cùng cậu con trai ấy đã được nhận vào Đại học Harvard, hoàn thành bằng thạc sĩ, và hiện tại đang làm tiến sỹ.

Nhờ người bố thông minh và giàu tình yêu thương của mình, chàng trai ấy cuối cùng đã nhận ra rằng, rốt cuộc cậu đã không còn muốn trở thành một ai đó giống như Schumacher. Cậu chỉ muốn được là chính mình!

Làm gì khi con cái trở nên chán ghét việc học?

Đây là câu hỏi khiến nhiều bậc làm cha làm mẹ phải đau đầu. Với nhiều bậc phụ huynh, con trẻ là tài sản lớn nhất mà họ có. Bao nhiêu ước mơ, hy vọng và cả những dự định dở dang mà bậc cha mẹ chưa thực hiện được, họ lại gửi gắm vào những cô bé, cậu bé từ khi còn chưa trưởng thành.

Áp lực đó lại càng lớn hơn ở những nước châu Á, khi mà con trẻ luôn bị đặt nặng vấn đề học hành, thi cử. Tuổi thơ của nhiều em gắn liền với trường lớp, trung tâm học thêm rồi lại là những giờ cặm cụi bên bàn học mỗi tối.

Con trai là học sinh cá biệt, ông bố hoá phép thành tiến sĩ - Ảnh 2.
Thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con cái là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chúng (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, điều mà những đứa con cần là hạnh phúc, sự quan tâm của gia đình. Không một đứa trẻ nào cũng có thể trở thành "con nhà người ta". Một đứa trẻ chỉ biết vẽ tranh không có nghĩa là tương lai nó sẽ tối sầm hay thể thao chẳng thể mang lại danh tiếng cho con trẻ.

Vậy nên, đôi khi sự áp đặt của cha mẹ đối với việc học hành nhiều khi lại gây phản tác dụng, khiến con cái họ cảm thấy bức bách, càng thêm chán nản, lười học.

Từ phương pháp của người cha trong câu chuyện trên, có thể rút ra một điều, rằng không nên mắng mỏ, dọa nạt con cái. Khi thấy con cái lười học, hầu hết các bậc phụ huynh thường giận dữ, quát mắng, thậm chí trừng phạt để ép con phải học nhiều hơn.

Đó là phương pháp hoàn toàn sai lầm.

Nên nhớ, thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con là rất quan trọng. Nếu cha mẹ đối xử với con bằng thái độ tiêu cực thì ngay lập tức chúng sẽ "phản đối" lại bằng những việc làm tiêu cực khác.

Thay vào đó, hãy khích lệ và khéo léo đặt ra mục tiêu cho con mình để chúng quyết tâm đạt được.

Thêm nữa, đừng nên so sánh con mình với các bạn khác. Nhiều bậc làm cha làm mẹ thường so sánh con với các bạn khác và lấy đó làm cớ phê bình, chỉ trích con. Điều đó vừa làm cho con chán nản vì thua kém bạn bè, vừa lo lắng mình không thể bằng các bạn.

Hãy để con cái bạn được là chính mình và nỗ lực cho chính tương lai của bản thân, không vì mục đích nào khác. Bởi lẽ, xin đừng nghĩ rằng chỉ có những người thành đạt như kỹ sư hay bác sĩ mới là người hạnh phúc duy nhất trên thế gian này.

Cuộc đời còn dài ở phía trước, nhưng năm tháng tuổi thơ rồi sẽ qua đi. Hãy để con bạn sống đúng với màu sắc của chúng!

Theo Trí Thức Trẻ

kỹ năng làm cha mẹ

áp lực học tập

Dạy con

các dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.