Người phụ nữ 39 tuổi vất vả mang thai lần 3 để sinh con trai cho nhà chồng nhưng khi đứa bé ra đời, mẹ chồng chết lặng và chối bỏ

Do sức ép của gia đình chồng, người phụ nữ 39 tuổi cố gắng mang thai lần 3 để sinh con trai, nhưng khi đứa bé ra đời lại là một bi kịch.

Khi Fangling 23 tuổi, cô kết hôn với Wu Lei – người đàn ông ở làng bên hơn mình 4 tuổi. Wu Lei rất tốt với Fangling, anh làm nghề thợ mộc và có thể tự tay làm mọi thứ trong gia đình như bàn, ghế, tủ... Sau đó, anh mở một cửa hàng nội thất trong thị trấn với thu nhập khá. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ dần trở nên sung túc, Fangling cũng không phải làm việc đồng áng nữa mà phụ việc với chồng ở cửa hàng.

Người phụ nữ 39 tuổi vất vả mang thai lần 3 để sinh con trai cho nhà chồng nhưng khi đứa bé ra đời, mẹ chồng chết lặng và chối bỏ-1

Fangling sinh được hai cô con gái ở tuổi 24 và 30. Khi con gái ngày càng lớn, mẹ chồng càng giục Fangling sinh thêm con trai, vì không có con trai nối dõi gia đình sẽ bị coi thường. Khi Fangling lưỡng lự, mẹ chồng còn nói nếu vẫn không sinh được con trai thì chỉ có thể ly hôn, để con trai lấy vợ khác. Fangling rất buồn khi nghe điều đó, may mắn là chồng cô hiểu chuyện và động viên cô rằng có 2 con gái là được rồi, không nhất thiết phải có con trai. Tuy nhiên, kể từ đấy Fangling thấy chồng ngày càng ít động chạm đến mình, lại hay về nhà rất muộn, trong khi đó cô đã 38 tuổi và ngày càng già, cơ thể béo lên và da dẻ cũng xấu đi. Fangling cho rằng We Lei đã chán cô rồi, hay là cô sẽ sinh con trai cho anh để bảo toàn địa vị của mình trong gia đình?

Vậy là Fangling bắt đầu nghĩ cách để mang thai, và cuối cùng cô cũng được toại nguyện khi 39 tuổi. Cả gia đình, nhất là mẹ chồng cô tỏ ra rất vui mừng, bà nói rằng bà tin đứa trẻ sẽ là con trai, và bắt đầu đối xử rất tốt với Fangling. 

Đến khi Fangling mang thai được 13 tuần, cô có làm xét nghiệm sàng lọc thì kết quả bình thường. Do đã lớn tuổi, nên cô tiếp tục làm xét nghiệm sàng lọc lần thứ hai khi thai nhi được khoảng 16 tuần. Lần này, bác sĩ nghi ngờ thai nhi của Fangling có nguy cơ bị Down tương đối cao và có tư vấn thêm phương pháp chọc ối để có kết quả chính xác hơn với xác suất tầm soát Down lên đến 80 - 90% . Tuy nhiên, chọc ối có nguy cơ sảy thai nhất định nên bác sĩ khuyên Fangling nên cân nhắc kỹ.

Khi nghe vậy, mẹ chồng Fangling đã kịch liệt phản đối, bà nói rằng: “Tôi không biết Downs là gì? Gia đình chúng tôi cũng không có kiểu di truyền như vậy. Chắc là bệnh viện nói thế để lừa tiền” và không cho Fangling chọc ối. 

Người phụ nữ 39 tuổi vất vả mang thai lần 3 để sinh con trai cho nhà chồng nhưng khi đứa bé ra đời, mẹ chồng chết lặng và chối bỏ-2

Fangling nghĩ rằng có lẽ con mình thuộc 10% khả năng bình thường và quyết định giữ lại em bé. Khi thai nhi được 24 tuần, mẹ chồng đưa Fangling đến bệnh viện thị trấn và nhờ một người quen siêu âm để xác định giới tính. Đó là một bé trai nên cả gia đình đều vui mừng. Trong thời gian này, Fangling đã vô cùng hạnh phúc, cô chỉ muốn sinh một đứa con trai cho nhà chồng để giữ vị trí của mình.

Ở tuần thứ 39, nước ối của Fangling bị vỡ. Do lần sinh nở cuối cùng đã lâu và miệng tử cung mở chậm hơn, sản phụ lớn tuổi và béo nên bác sĩ đã cho sinh mổ. Đứa trẻ được sinh ra một cách suôn sẻ, đúng là con trai, nhưng không may lại bị Down đúng như nghi ngờ ở tuần thứ 16. Mẹ chồng cô nhìn thấy cháu cũng chết lặng, bà nói đó không phải con cháu nhà này và vội vàng đẩy đứa bé ra, ngồi bệt trên nền nhà của bệnh viện mà không thể gượng dậy được. 

Lúc này Fangling rất hối hận, nhưng dù gì đứa trẻ là do cô lựa chọn sinh ra và nó có quyền sống sót. Fangling chỉ biết nuốt nước mắt vào trong mà nuôi con, sau này sẽ ra sao cô không dám nghĩ tới nhưng chắc chắn một điều rằng, sự lựa chọn của người mẹ đã làm khổ cả cô và đứa trẻ trong suốt quãng đời còn lại.

Người phụ nữ 39 tuổi vất vả mang thai lần 3 để sinh con trai cho nhà chồng nhưng khi đứa bé ra đời, mẹ chồng chết lặng và chối bỏ-3

Phụ nữ mang thai sau tuổi 35 phải chuẩn bị những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé?

Phụ nữ bước sang tuổi 35 được xem là bước ngoặt trong độ tuổi sinh đẻ, bởi có thai sau độ tuổi này, các chức năng thể chất của họ dần suy giảm, mẹ bầu phải đối diện với nguy cơ dễ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sảy thai, sinh non, nhau thai bất thường, bé sinh ra mắc hội chứng Down…

Vì vậy tốt nhất phụ nữ nên hoàn thành quá trình sinh nở trước 35 tuổi, trong trường hợp mang thai sau độ tuổi này, chị em cần có các biện pháp phòng ngừa và chuẩn bị trong rất các giai đoạn sinh đẻ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé. 

Trước khi mang thai:

1. Khám sức khỏe tổng thể trước khi mang thai:

Đây là cuộc kiểm tra mà cả hai vợ chồng phải tiến hành. Ngoài việc khám tim, gan, thận định kỳ, cũng nên khám hệ thống sinh sản. Nếu bạn bị bệnh hoa liễu, bạn phải chờ điều trị khỏi bệnh rồi mới có thể mang thai.

Ngoài ra cần kiểm tra lượng đường trong máu, lipid máu và các dữ liệu khác, khi bác sĩ nói có khả năng sinh con thì có thể bắt đầu mang thai khoa học.

2. Điều chỉnh trạng thái cuộc sống

- Điều chỉnh cơ cấu khẩu phần ăn để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng khác nhau;
- Điều chỉnh thói quen làm việc và nghỉ ngơi, đi ngủ sớm và dậy sớm, tránh thức khuya;
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và tránh xa rượu bia, thuốc lá;
- Tập thể dục thể thao thì vợ chồng sẽ điều chỉnh cơ thể ở trạng thái tốt nhất.

Cả hai vợ chồng thực hiện những điều trên có thể nâng cao chất lượng trứng và tinh trùng một cách hiệu quả, cơ thể phụ nữ cũng có thể chịu được cường độ thai nghén.

Người phụ nữ 39 tuổi vất vả mang thai lần 3 để sinh con trai cho nhà chồng nhưng khi đứa bé ra đời, mẹ chồng chết lặng và chối bỏ-4

3. Bổ sung axit folic trước khi mang thai

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, cả hai vợ chồng uống nên uống bổ sung axit folic mỗi ngày để ngăn ngừa dị tật thai nhi. Riêng phụ nữ cần tiếp tục dùng cho đến hết thai kỳ.

Trong khi mang thai:

1. Tuân thủ khám thai định kỳ

Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi cần khám thai thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con, kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề trong thai kỳ nếu có. 

Ngoài việc làm các xét nghiệm thường quy (như các thai phụ nguy cơ thấp, dưới 30 tuổi) thì thai phụ lớn tuổi cần nghiêm túc thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ về tầm soát dị tật, tầm soát bất thường ở thai nhi.

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể, trong trường hợp cần thiết, thai phụ có thể sẽ phải thực hiện các xét nghiệm đặc biệt như: sàng lọc Down, sinh thiết gai nhau, chọc ối, NIPT (xét nghiệm gien sàng lọc trước sinh),…

Người phụ nữ 39 tuổi vất vả mang thai lần 3 để sinh con trai cho nhà chồng nhưng khi đứa bé ra đời, mẹ chồng chết lặng và chối bỏ-5

2. Làm tốt công tác điều dưỡng khi mang thai

Nguy cơ sẩy thai và đẻ non khi mang thai sẽ tăng lên theo tuổi tác, do đó, công tác bảo vệ phải được thực hiện trong suốt thời kỳ mang thai, không nên có những hành động hay cảm xúc thăng trầm quá mức, ưu tiên sự ổn định là điều cần thiết.

Phụ nữ mang thai sau 35 tuổi cũng phải quan tâm nhiều hơn đến lượng đường trong máu, huyết áp và các chỉ số khác vì những người lớn tuổi mang thai dễ bị biến chứng bởi bệnh tim, hội chứng tăng huyết áp do thai nghén và tiểu đường thai kỳ.

Nếu không chuẩn bị những điều trên chắc chắn sẽ gây trở ngại cho việc sinh nở sau này, thậm chí có thể gây ra tình trạng sinh con không như ý muốn.

Sinh nở và hậu sản:

1. Làm theo lời khuyên của bác sĩ và chọn phương pháp sinh

Thông thường, chỉ có một số ít mẹ bầu lớn tuổi mới có thể sinh thường thuận lợi, còn lại hầu hết được chỉ định sinh mổ lấy thai. Vì vậy, khi xác định phương pháp sinh, bạn phải thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để có được thể trạng tốt và an toàn nhất.

2. Làm tốt công tác điều dưỡng sau khi sinh con

Những người lớn tuổi sinh nở vốn có nhược điểm về thể lực, sau khi sinh nở phải làm tốt công tác giam mình, chăm sóc chu đáo, tránh mệt mỏi, vận động sớm, các thành viên trong gia đình cần chia sẻ công việc nuôi dạy con cái nhiều hơn.

Theo V.K - Vietnamnet


sinh con

mang thai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.