- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
7 điều cha mẹ thông thái làm khi con đang tuổi 'ẩm ương' giúp trẻ lớn lên tháo vát, nhanh nhẹn
Những đứa trẻ độc lập, tháo vát, có thể xử lý những khó khăn trong cuộc sống và phát triển mạnh mẽ bởi cha mẹ của chúng luôn làm 7 điều này.
1. Họ mang lại sự an ủi về thể chất
Trừ khi con bạn giật mình khi ai đó chạm vào, còn không thì sự thoải mái về thể chất có thể ngay lập tức và có tác động hơn bất kỳ sự đảm bảo bằng lời nói nào.
Một số nghiên cứu đã tìm thấy lợi ích của việc tiếp xúc giữa các cá nhân với nhau. Ví dụ, được ôm có thể làm giảm huyết áp và mang lại cảm giác được chăm sóc và an toàn.
Giả sử con bạn đang cảm thấy buồn phiền về điều gì đó. Trước khi nói một từ, bạn có thể muốn xoa lưng, ôm hoặc nắm tay chúng.
Một học sinh lớp 5 từng nói với mẹ: "Khi con buồn, con chỉ cần mẹ ôm thật chặt và nói: 'Ừ, chuyện đó thật là buồn.'"
Không bắt đầu cuộc trò chuyện ngay lập tức cũng giúp con bạn có thời gian chuẩn bị để nói về điều mà chúng đang canh cánh ở trong lòng.
Giả sử con bạn đang cảm thấy buồn phiền về điều gì đó. Trước khi nói một từ, bạn có thể muốn xoa lưng, ôm hoặc nắm tay chúng. Ảnh minh họa
2. Nhớ rằng cảm xúc tiêu cực là cần thiết
Cảm xúc buồn bã, tức giận cũng là một phần bình thường của cuộc sống. Giúp trẻ học cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực cũng là cách để xây dựng sự kiên cường.
Khi một đứa trẻ trải qua những cảm xúc tiêu cực và không bị chế giễu hay trừng phạt, chúng học cách cảm nhận, chấp nhận và vượt qua.
Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ cảm xúc của mình.
3. Cho trẻ tiếp xúc (an toàn) với nhiều người
Ngoài những người mà con bạn thường gặp - ông bà, cô dì chú bác, bạn bè, những bạn nhỏ khác - hãy cố gắng cho chúng tiếp xúc với sự đa dạng nhiều nhất có thể, đặc biệt là khi chúng còn là trẻ sơ sinh.
Theo nghiên cứu, những em bé tương tác thường xuyên với những người nói các ngôn ngữ khác nhau có thể giữ lại hệ thống não bộ quan trọng giúp chúng học các ngôn ngữ khác trong tương lai.
Tương tự, những em bé nhìn thấy nhiều khuôn mặt đa dạng có thể tự phân biệt và ghi nhớ nhiều khuôn mặt hơn trong cuộc sống sau này.
Đây có thể là bước chống phân biệt chủng tộc đơn giản nhất mà bạn có thể làm với tư cách là cha mẹ.
4. Cơ chế tán thưởng
Trẻ em thích tự mình thử mọi thứ mà không cần bạn giúp đỡ, chẳng hạn như mặc quần áo hoặc giải các câu đố. Điều này là tốt. Bạn muốn chúng phát triển cảm giác tự chủ.
Ngay cả những hành động trông giống như hành vi sai trái cũng có thể là nỗ lực của trẻ để hiểu ảnh hưởng của chúng đối với thế giới.
Khi thiên thần hai tuổi của bạn ném ngũ cốc của mình xuống sàn và đợi bạn nhặt chúng lên, cô bé có thể không hề có ý "điều khiển" bạn.Có nhiều khả năng, cô bé đang học điều gì đó về lực hấp dẫn. Cô bé cũng sẽ học được rằng hành động của mình có ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.
Biết khi nào nên bước vào và khi nào nên lùi lại có thể là một thử thách với các bậc cha mẹ.
Nhưng nếu bạn luôn có mặt, hướng dẫn con bạn và quan tâm đến mọi nhu cầu của chúng, thì chúng sẽ không học cách tự làm mọi việc.
Đôi khi, hãy để chúng tự xây dựng khả năng phục hồi và giúp chúng hiểu được hậu quả trong hành động của mình.
5. Họ tập trung vào những mặt tích cực
Có những đứa trẻ thường tập trung vào một sự thất vọng dù rất nhẹ nào đó về xã hội, và trong khoảnh khắc đó, sự thất vọng ấy hiện ra lớn hơn và tạo ra nhiều áp lực hơn tất cả những mặt tích cực trong cuộc sống của chúng.
Cùng với việc đồng cảm với nỗi đau khổ của con bạn, việc tập trung lại sự chú ý của chúng vào những thành tích và niềm vui gần đây nhất của chúng sẽ cho phép chúng lại nhìn thấy và đánh giá cao bức tranh lớn hơn và tươi sáng hơn.
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần cho con thấy mình là điểm tựa vững chắc để giúp con vượt qua những khó khăn. Ảnh minh họa
6. Làm chỗ dựa vững chắc cho con
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần cho con thấy mình là điểm tựa vững chắc để giúp con vượt qua những khó khăn.
Nói cách khác, đây là cách giúp con trở nên kiên cường hơn. Khi biết có cha mẹ luôn bên cạnh, trẻ sẽ cảm thấy an toàn và tin tưởng hơn để mạnh mẽ, kiên định vượt qua thách thức.
7. Họ cho con hy vọng
Nói với con bạn rằng mặc dù hiện tại chúng đang trải qua một khoảng thời gian khó khăn nhưng nó sẽ không kéo dài mãi mãi. Mọi thứ rồi sẽ tốt thôi. Các tình huống xã hội sẽ thay đổi bởi lẽ bọn trẻ sẽ thay đổi.
Chúng chỉ cần kiên nhẫn trong khi chúng và bạn bè của mình trưởng thành. Ví dụ, nếu chúng cố gắng thay đổi mối quan hệ bạn bè, hãy nhắc chúng rằng việc thay đổi cần có thời gian.
Còn hiện tại, những gì chúng có thể kiểm soát là cách chúng hành động trong các tình huống thách thức xã hội.
Theo Gia đình và xã hội
-
Làm mẹ2 ngày trướcNgày 15/1, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp kịp thời cho một trường hợp bị xoắn buồng trứng 7 vòng, nguy cơ hoại tử.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCảm lạnh là một bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong mùa đông. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBé gái 3,2kg chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ5 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ6 ngày trướcNăm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ10/01/2025Theo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ10/01/2025Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
-
Làm mẹ09/01/2025Theo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.
-
Làm mẹ09/01/2025Làm cha mẹ là đã bắt đầu gắn chữ lo lên đời mình rồi. Là chưa kể những nỗi lo thường trực như mưu sinh, tiền bạc, công việc, sự nghiệp.