- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé mấy tháng có thể ăn được trái cây và ăn thế nào mới đúng cách?
Trái cây là thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất, xứng đáng là “người bạn thân thiết” giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, phát triển lành mạnh và phòng ngừa bệnh tật.
Tuy nhiên trẻ mấy tháng tuổi thì có thể ăn được trái cây, ăn thế nào mới đúng cách, tốt và hiệu quả cho trẻ thì nhiều cha mẹ lại chưa nắm được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Bé mấy tháng ăn được trái cây?
Tất cả các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo trẻ nhỏ nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa sẵn sàng để tiếp nhận các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, ngay cả các loại trái cây dưới dạng sinh tố hay nước ép. Vì vậy, ba mẹ chỉ nên cho trẻ ăn trái cây khi từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt trẻ ăn dặm sớm thì cũng có thể cho trẻ ăn trái cây sớm hơn dựa trên khả năng tiếp nhận dinh dưỡng của trẻ.
Theo phân tích khoa học, từ 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện, đã có thể tiêu hóa được một số loại thức ăn mềm, đồng thời, dinh dưỡng từ sữa mẹ trong giai đoạn này cũng không còn đủ cho nhu cầu của bé nữa, mẹ cần cho bé ăn dặm bổ sung thêm bằng những loại thực phẩm khác và trái cây là một lựa chọn tốt. Khi mới bắt đầu, mẹ nên cho bé làm quen bằng các loại trái cây được nghiền nhuyễn, sinh tố hoa quả, nước ép hoa quả … để dễ tiếp nhận, dễ tiêu hóa.
Cho bé ăn trái cây như thế nào đúng cách?
Cho bé ăn trái cây đúng cách, tức là bạn phải biết cho trẻ ăn thế nào để đủ lượng đủ chất, ăn loại quả nào thì tốt, kết hợp các loại trái cây với nhau ra sao cho hợp lý… để đảm bảo trẻ hấp thu hiệu quả và an toàn cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ.
Cụ thể, bố mẹ có thể tham khảo một số gợi ý như sau:
- Cho bé ăn trái cây đúng cách là cho bé ăn các loại trái cây theo đúng thứ tự. Trong 2 – 3 tuần ăn dặm đầu tiên, bạn chỉ nên cho bé làm quen với hai loại quả là bơ và chuối, vì hai loại này bé dễ hấp thu, ít bị dị ứng. Tuần 4-5 ăn dặm trở đi (sau 6,5 tháng tuổi), bạn có thể cho trẻ ăn đa dạng các loại hoa quả hơn như táo, dâu tây, xoài, thanh long... nhưng vẫn nên chọn các loại quả có vị ít ngọt.
- Nếu bạn muốn cho trẻ dùng nước ép thì phải có sự chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, không được tùy tiện cho bé uống nước ép trái cây. Bạn có thể cho bé uống nước ép trong bữa/sau bữa ăn chính, hoặc uống vào khoảng 3 tiếng trước bữa ăn chính, cũng không nên để trẻ uống nước ép suốt ngày.
- Về cách kết hợp các loại trái cây, bố mẹ cần lưu ý lựa chọn sao cho hợp lý để bé dễ ăn, dễ tiêu và tạo nên các vị giác ổn định, đồng thời giúp trẻ hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất từ trái cây. Chẳng hạn một số cặp trái cây có thể kết hợp tốt như: Bơ và chuối; đu đủ và xoài; táo và chuối, lê; bơ cùng với táo/lê; ... Ngược lại một số loại quả sau thì lại không nên kết hợp: Cam và cà rốt, ổi và chuối, lựu và mơ, đu đủ và chanh...
- Bên cạnh đó một vấn đề cũng rất quan trọng và hữu ích là cách chọn trái cây cho trẻ tập ăn. Tốt nhất, bạn nên chọn trái cây theo tiêu chí mùa nào thức nấy, tức là nên cho trẻ ăn hoa quả đúng mùa, không nên cho bé ăn hoa quả trái mùa. Bởi những loại hoa quả trái mùa thường có khả năng chứa nhiều chất độc hại chẳng hạn như ngâm tẩm thuốc chín ép, thuốc bảo quản... hay lượng thuốc trừ sâu tồn dư trong cũng nhiều hơn so với những loại quả đúng mùa.
- Về thời gian ăn trái cây trong ngày, ba mẹ không nên cho con ăn trái cây cùng hay gần bữa ăn chính vì loại đường fructose trong trái cây sẽ hút nước vào trong ruột, gây ra tình trạng chướng bụng. Chưa kể nếu hệ thống tiêu hóa của trẻ yếu hoặc có bệnh, các chất xơ có trong trái cây cũng có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu hóa gây ấm ách khó chịu… Nếu bạn cho trẻ ăn trái cây ngay trước bữa ăn, bé sẽ no không chịu ăn thức ăn bữa chính. Còn nếu cho trẻ ăn ngay sau bữa ăn, thì một số chất trong hoa quả sẽ khiến bé khó tiêu, đầy bụng và có thể dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ….
Vì vậy, bạn nên cho bé ăn trái cây cách xa các bữa ăn chính, cụ thể nên cho trẻ ăn hoa quả sau bữa chính từ 30-45 phút, hoặc bạn cũng có thể tách thành một bữa, cho ăn cách bữa chính khoảng từ 2-3 tiếng. Lưu ý trẻ cũng không nên ăn trái cây quá gần với thời gian đi ngủ vì hàm lượng đường trong máu cao sẽ khiến giấc ngủ của trẻ bị rối loạn.
- Khi bắt đầu ăn dặm hoa quả, mẹ nên tuân thủ theo nguyên tắc ăn từ lỏng đến đặc, với các loại hoa quả chín mềm thì mẹ có thể nghiền nhuyễn và cho bé ăn trực tiếp. Các loại hoa quả cứng hơn thì mẹ nên làm nước ép hoặc hấp cách thủy, nghiền nhuyễn rồi mới cho bé ăn.
- Khi bắt đầu tập ăn trái cây, mẹ nên cho bé ăn một lượng nhỏ, vừa để cho hệ tiêu hóa dễ hấp thụ, vừa kiểm tra bé có bị dị ứng với loại hoa quả đó không.
- Trẻ 6 tháng tuổi nên bổ sung khoảng 50g trái cây mỗi ngày. Khi bé được 1 tuổi, mẹ có thể tăng thêm 100g trái cây mỗi ngày và 200 - 300g mỗi ngày khi trẻ được 2 - 6 tuổi. Cho bé ăn hoa quả trước bữa ăn chính khoảng 1 - 2 tiếng hoặc sau bữa chính 30 - 45 phút, nên cho bé ăn vào buổi chiều.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Làm mẹ6 phút trướcTrước tuổi dậy thì trẻ phải được trang bị một số kỹ năng sống thiết yếu để bắt đầu những năm tháng tuổi teen thuận lợi.
-
Làm mẹ11 giờ trướcNgay từ mới mấy tháng tuổi, cậu bé Tạ Việt Vượng đã không nghe được âm thanh. Để chắp cánh cho tương lai của con trai, mẹ của em đã không quản khó khăn, vất vả chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất có thể trên đường đời.
-
Làm mẹ14 giờ trướcBé yêu của bạn có thể gặp nguy hiểm khi dùng thuốc sai cách. Các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể giúp bé thoát khỏi tình cảnh đó nhờ vào kiến thức y học thường thức cơ bản về sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha mẹ mắc phải những sai lầm này sẽ để lại bóng tối trong tâm hồn trẻ thơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức sau này của trẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCác bác sĩ tai- mũi- họng thường khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối, không ăn muộn sau 20h để phòng tránh bệnh tật
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhiều phụ huynh cấm con nhỏ xem phim kinh dị nhưng không ngại hóa trang cho trẻ thật rùng rợn vào dịp Halloween; vui thì ngắn mà ảnh hưởng độc hại thì lâu dài.
-
Làm mẹ2 ngày trướcGen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
-
Làm mẹ3 ngày trướcCác cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐể con kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và ghi ra mục đích sử dụng Internet của con: học tập, giải trí, kết nối cộng đồng..., từ đó lập kế hoạch sử dụng internet của con.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, cha mẹ và bản thân các em cần quan tâm đến các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện… ngay từ nhỏ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Nếu không được rèn luyện kĩ năng này từ nhỏ, lớn lên con sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống.
-
Làm mẹ4 ngày trướcThời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….
-
Làm mẹ4 ngày trướcTiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ em, trong đó tác nhân gây tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác.
-
Làm mẹ4 ngày trướcBệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất 25 - 35% phụ nữ mang thai, có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.