“Cho con chơi thêm 1 phút nữa thôi mà”, câu trả lời khác biệt từ 2 người mẹ sẽ có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của đứa trẻ?

Trong cuộc sống hằng ngày, đứa trẻ muốn học được cách tự kiểm soát và hiểu được giới hạn của sự việc cũng đều tùy thuộc vào cách dạy dỗ và tiếp cận của phụ huynh.

“Mẹ ơi, cho con chơi thêm xíu nữa. Chỉ thêm 1 phút nữa thôi mà mẹ!”

Có lẽ mỗi bậc phụ huynh đều quá quen thuộc với câu thoại này của những đứa trẻ. Khi con đang chăm chú chơi, xem tivi, chơi điện tử hoặc làm một việc gì đó, chúng dường như không có khái niệm về thời gian nữa và khi bố mẹ đề nghị dừng lại, chúng sẽ bắt đầu xin thêm 1 phút, rồi 2 phút, 3 phút… Vì không muốn con mè nheo, ăn vạ, rất nhiều phụ huynh sẽ chọn cách thỏa hiệp với yêu cầu này.

Có khi nào bố mẹ tự hỏi, liệu 1 phút có phải thật sự là 1 phút? Việc đồng ý với yêu cầu này của con có tốt hay không? Thực tế, câu trả lời khác nhau của phụ huynh sẽ tạo ra cuộc sống khác biệt đối với đứa trẻ.

Cho con chơi thêm 1 phút nữa thôi mà”, câu trả lời khác biệt từ 2 người mẹ sẽ có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của đứa trẻ?-1
(Ảnh minh họa)

“Thôi được rồi, con chơi chút nữa thôi nhé. Đừng có mè nheo nữa!”

Khi đứa trẻ muốn chơi thêm nữa, nhiều phụ huynh cho rằng nếu từ chối sẽ khiến con không vui, khóc lóc, quấy phá và ngay lập tức sẽ chiều lòng bọn trẻ. Nhiều lúc bản thân bố mẹ đồng ý cho con thêm thời gian cũng xuất phát từ tâm lý lười biếng, không muốn phải đối mặt với phiền phức khi con ăn vạ.

Thực chất khi đứa bé được chơi thêm 1 phút thì sẽ kéo dài thành 2-3 phút, thậm chí là thành cả ngày. Một đứa trẻ sẽ không biết điểm dừng, không hiểu giới hạn và chính phụ huynh là người phải hướng dẫn, làm gương cho con bằng việc tuân thủ nguyên tắc.

Khi giáo dục con cái, tính nguyên tắc là rất quan trọng. Nếu phụ huynh luôn đồng ý với những yêu cầu vô lý của con cái thì chỉ khiến đứa trẻ ngày càng trở nên buông thả. Khi lớn lên, tính cách này dễ gây ra ảnh hưởng xấu đến tâm lý và hành vi của con.

Cho con chơi thêm 1 phút nữa thôi mà”, câu trả lời khác biệt từ 2 người mẹ sẽ có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của đứa trẻ?-2
(Ảnh minh họa)

“Con chơi lâu rồi. Con cần nghỉ ngơi. Ngày mai hẵng chơi tiếp nhé!”

Khi thấy con quá chú tâm chơi, không biết nghỉ ngơi, phụ huynh yêu cầu trẻ dừng chơi và giải thích cho con hiểu. Dĩ nhiên, đứa trẻ sẽ không dễ dàng chấp nhận mà sẽ dùng nhiều chiêu trò như năn nỉ, mè nheo hoặc khóc lóc, ăn vạ chỉ để có thêm vài phút nữa. Những gì phụ huynh cần làm là phải giữ vững lập trường, tuân thủ nguyên tắc đã đưa ra.

Sự cứng rắn của bố mẹ sẽ giúp cho con hiểu được có một số việc là không thể thỏa hiệp. Có như vậy, trẻ mới dần học được cách kiểm soát bản thân, trở nên mạnh mẽ và biết tuân thủ luật lệ.

Khi muốn con mình học được cách tôn trọng nguyên tắc, hiểu được về giới hạn thì phụ huynh cần phải có cách tiếp cận đúng.

Bố mẹ không thể tự nhiên bắt buộc con phải dừng việc chơi hoặc xem tivi ngay lập tức mà hãy cố gắng thông báo trước với con, cho con thời gian để chuẩn bị và chủ động chấm dứt việc làm của mình. Ví dụ:

"Con chơi 10 phút nữa thôi nhé! Mẹ rửa chén xong thì con cũng dọn dẹp nha!"

"Con xem tivi lâu rồi đấy. Xem thêm 10 phút nữa nhé!".

Cho con chơi thêm 1 phút nữa thôi mà”, câu trả lời khác biệt từ 2 người mẹ sẽ có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của đứa trẻ?-3
(Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, chính bố mẹ cũng phải là người làm gương cho con. Chẳng hạn như nếu không muốn con dán mắt vào máy tính bảng, bố mẹ cũng đừng nên suốt ngày ôm điện thoại trước mặt con. Một khi con thấy bố mẹ cũng không làm theo những gì đã nói thì lời nói của bố mẹ sẽ giảm dần giá trị theo thời gian, nguyên tắc không còn uy lực nữa.

Một đứa trẻ thích trì hoãn căn bản là do sự nuông chiều và thỏa hiệp của bố mẹ gây nên. Những đứa trẻ không học được tính tự giác, không có khái niệm về giới hạn và thời gian sau này lớn lên sẽ gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống, dễ dàng phạm phải sai lầm.

Theo Pháp luật và bạn đọc 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cho-con-choi-them-1-phut-nua-thoi-ma-cau-tra-loi-khac-biet-tu-2-nguoi-me-se-co-anh-huong-the-nao-den-cuoc-song-cua-dua-tre-162211805191548786.htm

Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.