Nếu không muốn con khổ, ba mẹ thông minh nên chuẩn bị điều này trước khi cho trẻ đi mẫu giáo: Con vui khỏe, cô giáo yêu quý

Hiện tại thời tiết không quá nóng và cũng không quá lạnh, chính là thời điểm thích hợp được nhiều gia đình lựa chọn để quyết định cho con em mình rẽ bước ngoặt mới: đi học mẫu giáo.

Từ một em bé được bao bọc và chăm sóc kỹ càng, bước vào giai đoạn này phụ huynh thường rất lo lắng sợ con không thích nghi được với môi trường mới, dễ ốm đau hay bị khủng hoảng tinh thần... Nhiều bố mẹ còn tìm cách “nhờ vả” cô giáo để mong con mình được lưu ý hơn, tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tạm thời.

Nếu không muốn con khổ, ba mẹ thông minh nên chuẩn bị điều này trước khi cho trẻ đi mẫu giáo: Con vui khỏe, cô giáo yêu quý-1

Theo kinh nghiệm của một cô giáo đã dạy ở trường mầm non 10 năm, nếu không muốn con mình khổ hay phải chịu thiệt thòi, ba mẹ tốt nhất nên rèn cho trẻ những khả năng dưới đây trước khi bước vào môi trường mẫu giáo.

1. Khả năng tự chăm sóc cơ bản

Đối với trẻ tuổi mầm non, khả năng chăm sóc cơ bản đặt ra ở đây là khả năng đi vệ sinh độc lập, ăn uống độc lập, có thể tự ngủ trưa, tự đi giày dép... Nghe có vẻ tầm thường nhưng sự thật là rất nhiều trẻ khi đến lớp mẫu giáo chưa biết hoặc chưa thành thạo kỹ năng này.

Một lớp học rất đông, nếu tất cả những việc vặt vãnh đó của các học trò được gộp lại thì thực sự sẽ khiến khối lượng công việc của giáo viên mẫu giáo tăng lên gấp bội. Như vậy không chỉ thời gian dạy dỗ trẻ bớt đi mà thể lực cũng như tâm trạng của giáo viên cũng dễ bị ảnh hưởng, kéo theo chính các bé bị ảnh hưởng theo.

Ví dụ, một khi giáo viên sơ sót, đứa trẻ không thể ăn và đi vệ sinh một mình, khi đó bé sẽ phải chịu đựng vô ích trong nhà trẻ. Đây cũng là lý do những trẻ mới đi mẫu giáo dễ bị ốm hay khủng hoảng tâm lý.  

Nói điều này không phải là trốn tránh trách nhiệm đối với giáo viên mà để phụ huynh thấu hiểu và có sự chuẩn bị tốt hơn cho chính con em mình. Những đứa trẻ có kỹ năng chăm sóc bản thân mạnh mẽ không chỉ bố mẹ yên tâm, mà sẽ để lại ấn tượng tốt cho giáo viên và đương nhiên sẽ dành được sự quan tâm và yêu mến hơn của các giáo viên.

Nếu không muốn con khổ, ba mẹ thông minh nên chuẩn bị điều này trước khi cho trẻ đi mẫu giáo: Con vui khỏe, cô giáo yêu quý-2

2. Khả năng giao tiếp cơ bản

Đối với trẻ lần đầu xa bố mẹ đi lớp thì trường mầm non là một xã hội nhỏ. Trong xã hội nhỏ bé này không chỉ rèn luyện khả năng học tập của trẻ mà điều quan trọng hơn là rèn luyện trước cho trẻ khả năng thích ứng với đời sống xã hội và cuộc sống tập thể.

Cách tốt nhất để đánh giá khả năng này là liệu đứa trẻ có thể học giao tiếp hay không. Loại giao tiếp này bao gồm giao tiếp giữa trẻ với nhau, cũng như giao tiếp giữa trẻ và giáo viên. Ở một mức độ nhất định, sức mạnh của kỹ năng giao tiếp cũng quyết định khả năng thích ứng với xã hội của trẻ trong tương lai.

Ví dụ, trẻ nói thành thạo và rõ ràng là một biểu hiện quan trọng của khả năng giao tiếp cơ bản. Nếu trẻ không thể nói rõ, trẻ không chỉ khó hiểu nội dung của giáo viên mà ngay cả việc giao tiếp với bạn bè cũng trở nên khó khăn. Như vậy khả năng hòa nhập của trẻ se kém hơn, dễ rơi vào tình trạng bị lạc lõng, buồn bực.

Nếu không muốn con khổ, ba mẹ thông minh nên chuẩn bị điều này trước khi cho trẻ đi mẫu giáo: Con vui khỏe, cô giáo yêu quý-3

 

3. Khả năng quản lý cảm xúc

Năm 1966, thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng - "Thí nghiệm Marshmallow" do nhà tâm lý học Walter Mischel thực hiện đã khẳng định rằng hầu hết những người có thể đạt được thành tựu xuất sắc trong tương lai đều có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, không dễ để trẻ phát huy được khả năng này cả đời.

Hiện nay, mỗi gia đình thường chỉ có từ 1-2 con với điều kiện kinh tế tố hơn, các bậc cha mẹ ngày càng chịu khó đầu tư cho con cái, yêu chiều và bảo bọc con bằng mọi thứ mà họ có thể mua/đạt được trong khả năng của mình.

Theo thời gian, đứa trẻ ở lâu trong môi trường đó sẽ hình thành tính cách kiểu muốn gì phải được nấy, lệ thuộc vào bố mẹ…và ngày càng “tự trọng” hơn. Những đứa trẻ có tính cách này thường yếu trong khả năng quản lý cảm xúc của mình, chẳng hạn như:

Nếu không muốn con khổ, ba mẹ thông minh nên chuẩn bị điều này trước khi cho trẻ đi mẫu giáo: Con vui khỏe, cô giáo yêu quý-4

- Cảm xúc dễ mất kiểm soát, dễ nổi nóng. Nếu con cảm thấy không hài lòng, con rất dễ nổi nóng, dễ nổ ra cuộc “khẩu chiến” với những đứa trẻ khác, thậm chí đánh nhau là chuyện thường. 

- Sợ môi trường xa lạ, dù ở môi trường xa lạ với mẹ nhưng con vẫn sợ. Khi bị “thả” vào môi trường tập thể, trẻ dễ rơi vào trạng thái mặc cảm và rụt rè.

- Hễ môi trường thay đổi, người lạ đến, người quen rời đi sẽ khóc không ngừng…

Do đó, điều cha mẹ phải làm là hướng dẫn con một cách có ý thức kiểm soát cảm xúc ngay từ khi còn nhỏ, tránh bị cảm xúc chi phối quá mức để rồi cuối cùng trở thành nô lệ tình cảm. 

4. Bé đủ tuổi và đủ sức khỏe

Hầu hết các bé mới đi mẫu giáo đều không thoát khỏi “quy luật mắc bệnh ” do sự thay đổi đột ngột về môi trường và thói quen sinh hoạt. Đối với những trẻ đã đủ tuổi đi học và đủ sức khỏe, chuyện ốm đau khi đi học có thể xảy ra nhưng trẻ sẽ dễ vượt qua hơn. Tuy nhiên nếu bé còn quá nhỏ hay đủ tuổi nhưng khả năng miễn dịch kém thì các bậc phụ huynh nên trì hoãn việc này. 

Bố mẹ đừng cố đưa trẻ đến lớp khi tuổi tác và thể trạng của bé còn non kém, bởi việc ốm đau liên miên diễn ra có thể khiến bé càng trở nên yếu ớt hơn cả về thể lực và tâm lý, đồng thời bản thân chúng ta cũng rất lo lắng và mệt mỏi.

Nếu không muốn con khổ, ba mẹ thông minh nên chuẩn bị điều này trước khi cho trẻ đi mẫu giáo: Con vui khỏe, cô giáo yêu quý-5

Lời kết

Mẫu giáo là bước khởi đầu cho cuộc đời đi học của bé, nói đúng hơn, sự phát triển tính cách và thói quen của bé ở trường mẫu giáo sẽ trở thành của cải cả đời đối với bé. Nếu muốn bé đi học thuận lợi, khỏe mạnh cha mẹ phải sớm chuẩn bị cho bé những kỹ năng cơ bản như ở trên đã nói. Bên cạnh đó, phụ huynh phải có ý thức trau dồi khả năng thích ứng của trẻ, để trẻ có thể thoải mái hơn trong cuộc cạnh tranh xã hội khốc liệt trong tương lai.

Đừng chờ đợi giáo viên và nhà trường giúp bạn hình thành thói quen cho trẻ, nếu bạn hình thành thói quen tốt cho trẻ từ trước, nó không chỉ giúp trẻ thoát khỏi tình trạng không thích nghi được với môi trường mới mà còn trẻ hòa nhập nhanh hơn, được thầy cô và bạn bè yêu quý hơn.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.