Quan niệm “ăn kẹo gây sâu răng” lẽ ra phải thay đổi từ lâu! Bé bị sâu răng vì làm sai 3 điều này

Các bậc cha mẹ thường có quan điểm như vậy: sâu răng = ăn đường. Vì vậy, để tránh bé bị sâu răng, cha mẹ sẽ kiểm soát chặt chẽ lượng đồ ngọt mà bé ăn, thậm chí không cho bé ăn.

Nếu bé không bị sâu răng trong tình huống này, bố mẹ sẽ rất tự hào: “Con thấy không, là vì mẹ chăm con chu đáo đấy".

Nếu bé vẫn bị sâu răng dù cha mẹ đã thực hiện biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt như vậy, cha mẹ sẽ bắt đầu nghi ngờ cuộc sống: “Tại sao con vẫn bị sâu răng dù đã ngừng ăn đường? Này, có phải con lén mẹ ăn vụng không đấy?”

Ăn vụng hay không thì không biết, nhưng cha mẹ phải biết một điều rằng đường không phải là thủ phạm gây sâu răng!

Vậy thủ phạm gây sâu răng là gì? 

Ăn đường gây sâu răng? 3 hiểu lầm mà 90% mọi người mắc phải!

Quan niệm ăn kẹo gây sâu răng” lẽ ra phải thay đổi từ lâu! Bé bị sâu răng vì làm sai 3 điều này-1

Sâu răng là một bệnh lý gây ra sự phá hủy các mô răng do nhiều yếu tố, ví dụ như nhiễm vi khuẩn. Theo số liệu dịch tễ học sức khỏe răng miệng Trung Quốc lần thứ IV, tỷ lệ sâu răng của trẻ dưới 5 tuổi là 71,9%. Nói cách khác, hầu hết trẻ nhỏ đều có hàm răng không khỏe mạnh.

Một người mẹ nỗ lực ngăn ngừa con mình bị sâu răng cho biết để con không bị sâu răng, chị cai sữa đêm sớm cho con, bắt đầu đánh răng sau khi bé mọc chiếc răng đầu tiên, gần như bỏ không cho bé ăn đường. Cho đến hơn 3 tuổi, con chị mới biết đường có vị như thế nào, nhưng răng của bé lại không tốt bằng đứa trẻ ăn đường mỗi ngày, điều này khiến chị rất khổ tâm.

Lý do tại sao điều này xảy ra? 

1. Đường cũng có “đường này”, “đường kia”

Nhắc đến đường, ngay lập tức các loại bánh kẹo hiện ra trong đầu các bậc cha mẹ và họ coi những loại đường này là thủ phạm gây sâu răng cho bé.

Nhưng trên thực tế, đường gây sâu răng không nói riêng về kẹo, mà dùng để chỉ các “hợp chất đường”, tức là cacbohydrat (carbohydrate).

Quan niệm ăn kẹo gây sâu răng” lẽ ra phải thay đổi từ lâu! Bé bị sâu răng vì làm sai 3 điều này-2Một số thực phẩm giàu cacbohydrat

Sau khi carbohydrate đi vào cơ thể, chúng được chuyển hóa thành nhiều loại đường khác nhau, chẳng hạn như monosaccharide, disaccharides và oligosaccharides.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, tổng lượng đường có thể lên men trong thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao (thuộc nhóm cacbohydrat) cũng tương tự như trong các loại bánh kẹo có hàm lượng đường cao. Nói cách khác, thực phẩm giàu tinh bột gây sâu răng không ít hơn thực phẩm nhiều đường.

Vì vậy, nếu chỉ kiểm soát việc ăn bánh kẹo của trẻ cũng không tránh được việc bé bị sâu răng. Sau cùng, carbohydrate mới là thứ cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình lên men của vi khuẩn sâu răng.

2. Đánh răng không chuẩn

Đánh răng là cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả nhưng nhiều bé đánh răng không hiệu quả. Nhiều em bé tự đánh răng, vừa cho bàn chải vào miệng, đánh qua loa vài cái liền súc miệng, chưa đến 1 phút đã xong xuôi.

Quan niệm ăn kẹo gây sâu răng” lẽ ra phải thay đổi từ lâu! Bé bị sâu răng vì làm sai 3 điều này-3

Nguyên nhân này khiến bé đánh răng nhưng cũng không khác gì là không đánh.

Vì vậy, để bé tự đánh răng, cha mẹ phải dạy con cách đánh răng đúng cách. Trước khi bé được 6 - 8 tuổi, bố mẹ cũng có thể giúp bé chải răng.

3. Nhai cơm cho bé ăn

Khi bé bước vào giai đoạn ăn bổ sung, một số bố mẹ hoặc người lớn tuổi (ông, bà…) sẽ nhai cơm và đút cho bé ăn cho tiện.

Ý định nhai cơm cho bé ăn là tốt, nhưng kiểu cho bé ăn này thực sự không nên.

Vì trong khoang miệng của người lớn có rất nhiều vi khuẩn, cho ăn theo cách này có thể dễ dàng đưa vi khuẩn gây bệnh vào miệng của trẻ. Việc mang vi khuẩn gây bệnh vẫn còn nhẹ. Nếu một người lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter cho một đứa trẻ, thì sẽ rất đáng tiếc!

Vì vậy, khi cho bé ăn dặm bố mẹ không được nhai cơm cho bé ăn nhé!

Để bảo vệ răng của trẻ, cha mẹ cần làm đúng 4 điều này!

Căn nguyên của sâu răng được công nhận là do sự liên kết của 4 yếu tố dưới đây.  Do đó, việc chăm sóc hàng ngày cũng nên bắt đầu từ những khía cạnh này, chỉ dựa vào "đánh răng thường xuyên + không ăn đường" là chưa đủ.

1. Vi khuẩn

Vi khuẩn là điều kiện cần thiết để xuất hiện sâu răng. Ngăn chặn cặn thức ăn đọng lại trong kẽ răng để sinh sôi vi khuẩn là cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Vì vậy, cha mẹ nên thúc giục trẻ đánh răng mỗi sáng và tối. Cần chú ý đến hai vấn đề khi đánh răng, một là thời điểm đánh răng, hai là cách đánh răng. Đánh răng ít nhất 2 phút.

Ngoài việc đánh răng hàng ngày, hãy súc miệng ngay sau bữa ăn chính hoặc đồ ăn nhẹ, và sử dụng chỉ nha khoa nếu cần thiết.

2. Răng

Bản thân răng chắc khỏe hơn sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Cụ thể, cha mẹ có thể bắt đầu từ những khía cạnh sau: bổ sung canxi khi mang thai + thuốc mỡ fluor bôi thường xuyên + trám khít các hố và khe nứt răng.

Nhiều người nghĩ rằng răng có liên quan đến di truyền nhưng thực tế không phải vậy. Price, chủ tịch của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, tin rằng sức khỏe của răng liên quan đến các chất dinh dưỡng mà người mẹ hấp thụ trong thời kỳ mang thai, cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần bổ sung canxi và ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng hơn khi mang thai.

Trẻ cũng có thể sử dụng kem đánh răng có fluoride. Chọn loại kem đánh răng phù hợp có thể mang lại kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực.

Ngoài ra, bôi fluor thường xuyên + trám bít hố và khe nứt năng cũng rất tốt. Flour không yêu cầu độ tuổi bôi, sau khi chiếc răng rụng đầu tiên mọc có thể bôi fluor. Trong khi đó, có những yêu cầu về độ tuổi khi trám bít hố và khe nứt răng, thường là sau khi trẻ được 3-4 tuổi.

3. Đồ ăn

Thứ yêu thích của sâu răng không phải là kẹo, mà là carbohydrate. Vì vậy, ngoài việc kiểm soát lượng đường, bánh quy giòn, khoai tây chiên và những thứ tương tự cũng cần được ăn ít hơn. Ăn xong nhớ súc miệng kịp thời.

Ngoài ra, không khuyến cáo các bậc cha mẹ tuyệt đối không cho con ăn kẹo vì sợ sâu răng. Chỉ cần chú ý lượng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ là hoàn toàn có thể ăn được, bố mẹ không nên cấm đoán trẻ hoàn toàn.

4. Khám răng miệng định kỳ

Nhiều bậc cha mẹ không có thói quen đưa con đi khám răng, thậm chí chưa bao giờ đưa con đi khám răng, điều này là không tốt.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng sau khi bé được 1 tuổi, bé cần đi khám nha sĩ 1-2 lần / năm.

Vì vậy, để bé có một hàm răng khỏe mạnh, khuyên cha mẹ nên đưa bé đi khám răng định kỳ. Đừng đợi đến khi miệng trẻ mọc đầy những chiếc răng thối rồi mới nghĩ đến việc gặp bác sĩ.

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


Sâu răng


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.