Vào phòng sinh cùng vợ được chứng kiến cảnh khâu tầng sinh môn khiến chồng sợ tái mặt, ám ảnh cả năm không dám nói chuyện gối chăn

Tận mắt chứng kiến vợ sinh nở, nhiều người cho rằng cảm thấy thương vợ hơn, trân trọng vợ hơn nhưng một số khác lại thú nhận họ bị ám ảnh và ảnh hưởng đến đời sống chăn gối sau sinh.

Có chồng ở bên cạnh động viện, an ủi, tiếp thêm sức mạnh trong suốt quá trình chuyển dạ sinh con là mong mỏi của bất cứ bà mẹ. Nắm bắt được tâm lý này, hiện nay, nhiều bệnh viện ở nước ta cũng đã cho phép chồng "vượt cạn" cùng vợ.

Xu hướng để chồng vào phòng sinh cùng vợ xuất hiện ở các nước châu Âu khoảng 20 năm gần đây và ngày càng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Những hình ảnh về người chồng nắm tay vợ khi vượt cạn có thể khiến các mẹ cảm thấy rất hạnh phúc và ước ao mình cũng được như thế khi sinh con nên đã không ít mẹ để chồng vào phòng sinh cùng mình. Nhưng trên thực tế, việc này cũng có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sinh và tâm lý vợ chồng sau khi có con.

Thương vợ hơn sau khi chứng kiến vợ vượt cạn

Đồng hành cùng vợ trong quá trình vượt cạn, các chuyên gia tâm lý cho biết việc này giúp các ông bố cảm nhận tường tận hơn nỗi khổ, thiên chức của người phụ nữ, thấy yêu thương, trân trọng vợ hơn, từ đó cải thiện mối quan hệ vợ chồng.

Anh Minh (Tây Hồ, Hà Nội) từng đưa vợ đi đẻ lần đầu tại một bệnh viện Quốc tế ở Hà Nội cho biết đã đồng hành cùng vợ từ đầu đến cuối khi vợ sinh thường: "Vợ mình vào phòng đẻ từ 2 giờ đêm hôm trước đến 10 giờ sáng hôm sau mới đẻ. Vợ đẻ khó thương vợ lắm. Mình cũng trực tiếp cắt rốn cho con luôn. Lúc bác sĩ lôi túi nhau ra còn máu me be bét, mình cứ khóc hỏi bác sĩ 'Bác ơi sao vợ cháu chảy nhiều máu thế?'. Thực sự thương vợ hơn khi tận mắt chứng kiến vợ phải trải qua đau đớn đến mức ấy, nhưng nói chung phải ông nào gan cơ, chứ nhát mà sợ máu, sợ khâu rạch thì thôi đừng vào, sẽ ám ảnh đấy".

Vào phòng sinh cùng vợ được chứng kiến cảnh khâu tầng sinh môn khiến chồng sợ tái mặt, ám ảnh cả năm không dám nói chuyện gối chăn-1

Anh Thành cho rằng thấy yêu vợ nhiều hơn sau khi chứng kiến cảnh vợ sinh.

Anh Đình Thành (Times City, Hà Nội) kể vợ chồng anh hiếm muộn lấy nhau 4 năm mới có con nên 2 gia đình rất mong mỏi. "3h30 phút sáng vợ mình đau đẻ vào viện. Bác sĩ nói ra ngoài nếu sợ máu, mình bảo ở cạnh để vợ đẻ luôn. Bác sĩ rất chuyên nghiệp hướng dẫn các thao tác để rặn. Vợ mình rặn hơi nào mình cũng rặn hơi đấy luôn (Cười). Cảm giác nó căng thẳng không khác gì đang đẻ, đủ cung bậc cảm xúc "hồi hộp - lo lắng - vỡ oà. Mình có kể lại với bạn bè, anh em, nhiều người bảo 'Không sợ mất cảm hứng à?'. Mình thì thấy bình thường, còn thấy yêu vợ nhiều hơn. Các bác cứ đi đẻ cùng vợ sẽ hiểu được cảm giác của mình".

Lần đầu đưa vợ đi đẻ, anh Phong Vân (TP. HCM) nhớ lại "đêm không ngủ đáng nhớ nhất cuộc đời": "Hai vợ chồng mình sống ở Sài Gòn không họ hàng nên đi đẻ không có ai khác. Nhập viện và đẻ, nói nghe nhẹ nhàng chứ 1 đêm trắng đi tới đi lui mà mãi con không ra. Lúc bác sĩ kêu đưa vợ lên phòng sinh, chưa bao giờ thấy mình mềm yếu như lúc ấy. Thấy hộ lý đẩy vợ vào thang máy lên phòng đẻ mà kiểu lực bất tòng tâm, ngồi ở ngoài chờ không biết làm gì. Đẻ xong cũng một tay mình chăm nom, vệ sinh cho vợ. Nếu sinh lần sau, mình nhất định sẽ vào phòng sinh cùng vợ, cảm giác bất lực ở ngoài khó chịu lắm".

Cả năm sau sinh không dám động đến vợ

Trong một cuộc khảo sát bí mật của một bác sĩ sản khoa, họ tiết lộ rằng các ông bố đều cho rằng sinh nở là việc phi thường nhưng họ cảm thấy có thể sống mà không cần chứng kiến chuyện này. Một số ông bố quyết định có mặt trong phòng sinh cùng vợ vì họ cảm thấy mình "nên" ở đó hơn là một mong muốn thực sự muốn vào.

Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng người Anh Rachel Andrew phân tích: "Đàn ông thường trải qua cảm giác tuyệt vọng, bất lực và tội lỗi vì đã gây ra đau đớn cho vợ. Họ cảm thấy lẽ ra họ phải làm nhiều hơn để giúp đỡ, nhưng không thể. Điều này có thể gây ra hậu quả trực tiếp và sâu sắc đối với ham muốn của họ sau đó. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đàn ông có các triệu chứng tương tự như rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Nó có thể mang lại cho nam giới một nỗi sợ hãi rất thực sự về việc mang thai, vì vậy họ chuyển sang trạng thái 'ngủ đông tình dục".

Vào phòng sinh cùng vợ được chứng kiến cảnh khâu tầng sinh môn khiến chồng sợ tái mặt, ám ảnh cả năm không dám nói chuyện gối chăn-2

Có người chồng ám ảnh cả năm trời sau khi vào phòng sinh cùng vợ (Ảnh minh họa).

Trên thực tế, một người chồng tên A.D từng vào phòng sinh cùng vợ đã "tự thú" trong 1 nhóm kín rằng: "Thành thật mà nói, thật khó để nhìn vào 'chỗ ấy' của vợ như trước đây khi chưa tận mắt chứng kiến 1 cái đầu chui ra khỏi đó. Khi gần gũi lại vợ sau sinh, mình thực sự bị ám ảnh, mình cứ nghĩ đến cảnh lúc cái đầu con nhô dần ra khỏi đó. Vợ mình cũng bị rạch tầng sinh môn nhưng mình đã quay đi không dám nhìn".

Cùng chung cảm giác trên, anh Đ.H cũng cho biết: "Không thể phủ nhận rằng sinh con đã làm thay đổi cơ thể các bà vợ qua nhiều: vết sẹo sinh mổ, bụng chảy xệ hay kích thước núm vú tăng lên, ngực không còn săn chắc nữa... Đó là thực tế. Hơn 1 năm sau sinh vợ chồng tôi mới động tới nhau nhưng cả hai đều căng thẳng và lo lắng. Mỗi khi gần vợ, tôi lo lắng tột độ vì sợ làm đau vết khâu, kinh khủng nhất là cảnh máu chảy be bét lúc sinh ám ảnh mãi".

"DNA của người đàn ông không phải là một người đồng hành tốt lúc lâm bồn"

Melanie Every, Giám đốc khu vực của Đại học Hoàng gia Anh cho biết phụ nữ khi sinh thường sẽ cáu gắt, thậm chí chửi thề hay nói những điều có thể gây tổn thương như "Tôi sẽ không bao giờ nói chuyện với anh nữa'. Vì thế, nếu để chồng vào phòng sinh cùng, hãy cảnh báo trước cho đối tác của bạn. Và các ông bố không nên đeo cà vạt, có người đã bị vợ gần như bóp cổ khi ở bên vợ lúc sinh".

Vào phòng sinh cùng vợ được chứng kiến cảnh khâu tầng sinh môn khiến chồng sợ tái mặt, ám ảnh cả năm không dám nói chuyện gối chăn-3

Bên cạnh tâm lý chung của một số bà vợ muốn vợ cùng vào phòng sinh để đỡ sợ thì có ý kiến cho rằng đó là việc cực kì sai lầm. Chị G.E (TP Vinh, Nghệ An) khuyên: "Ấy đừng các mẹ, đấy là sai lầm lớn nhất của em. Chồng em xem em đẻ từ lúc em lên bàn đến lúc khâu tầng sinh môn, sau ông ấy bị ám ảnh tới cả năm trời".

Bà mẹ trẻ Thanh Tâm (Từ Liêm, Hà Nội) vừa đón con chào đời cách đây hơn 1 tháng chia sẻ rằng trước khi sinh chị đã từng muốn chồng vào phòng sinh cùng mình nhưng sau khi cân nhắc nhiều điều, chị đã quyết định vào phòng sinh một mình: "Chồng mình là một người sợ cảnh máu me và nhạy cảm với bệnh viện. Trước khi sinh, anh ấy cũng nói nếu vợ muốn thì sẽ vào cùng cho vợ đỡ sợ nhưng rồi mình quyết định sẽ không cần. Và cảm giác anh ấy như trút được gánh nặng vậy. Khi sinh, mình chỉ tập trung hoàn toàn vào việc nghe theo hướng dẫn của y tá, bác sĩ nên mình thấy cũng không có gì hụt hẫng khi không có chồng bên cạnh. Chồng mình ở bên lúc mình chuyển dạ, nâng đỡ, dìu và động viên khi mình bị các cơn đau hành hạ, còn lúc chính thức vào phòng sinh, anh ở ngoài".

Kathy Kitzis làm công việc đỡ đẻ và là giáo viên cho chương trình tiền sản Calmbirth ở Hong Kong nhiều năm đưa ra quan điểm của mình về việc để chồng vào phòng sinh cùng vợ: "Tôi vô cùng ủng hộ cho việc có một người hiểu biết trong phòng sinh - những người sẽ mang lại năng lượng tích cực. Và đó có thể là cha của em bé, mẹ của sản phụ hoặc một người đỡ đẻ chuyên nghiệp.

Nhưng không có một nguyên tắc phù hợp cho tất cả mọi người. Tôi đã tham gia vào nhiều ca sinh nở, khi mà bà mẹ rất cần nghe những lời động viên từ chồng thì người chồng thực sự không biết làm thế nào để giúp đỡ vợ và nó trở thành một sự cản trở".

Kitzis cũng cho rằng việc trở thành đối tác tuyệt vời của vợ trong phòng sinh sẽ khiến các ông chồng gặp nhiều áp lực bởi "DNA của người đàn ông không phải là một người đồng hành tốt lúc lâm bồn".

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://afamily.vn/vao-phong-sinh-cung-vo-duoc-chung-kien-canh-khau-tang-sinh-mon-khien-chong-so-tai-mat-am-anh-ca-nam-khong-noi-chuyen-goi-chan-20200919113147814.chn

sinh con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.