18 điều các chị em nội trợ nhất định đừng làm với đồ gia dụng, nồi cơm điện tưởng dễ dùng nhất mà vẫn có 2 điều cấm kỵ

Tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt... là những thiết bị quen thuộc nhưng khi sử dụng, chúng ta vẫn dễ mắc sai lầm nghiêm trọng gây mất an toàn.

MÁY GIẶT

18 điều các chị em nội trợ nhất định đừng làm với đồ gia dụng, nồi cơm điện tưởng dễ dùng nhất mà vẫn có 2 điều cấm kỵ-1

1. Đặt vật nặng lên máy giặt 

Máy giặt là thiết bị có kích thước lớn nhưng bạn không nên đặt các vật nặng lên trên bởi nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tuổi thọ của máy giặt.

2. Quên kiểm tra đồ bên trong túi trước khi giặt

Các chuyên gia khuyên rằng, trước khi giặt quần áo, bạn nên kiểm tra túi quần, túi áo xem có giấy nhỏ hoặc vật dụng gì bên trong hay không. Nếu chẳng may có những món đồ này thì sẽ làm hỏng cả mẻ giặt cũng như ảnh hưởng đến lồng giặt, làm gián đoạn quá trình giặt.

3. Không làm sạch gioăng cửa máy giặt

Gioăng cửa máy giặt là nơi luôn ẩm ướt và dễ dính nhiều bụi bẩn nhất. Nhưng vị trí này luôn bị mọi người bỏ qua và không vệ sinh làm sạch. Điều này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. Tốt nhất, sau mỗi lần giặt, bạn nên sử dụng khăn khô lau đi lau lại nhiều lần, rồi mở cửa máy giặt để gioăng được khô thoáng. Ngoài ra, bạn có thể vệ sinh máy giặt bằng nước ấm và giấm đổ vào một tháng/lần.

4. Để quần áo khô trong máy giặt quá lâu

Thông thường, khi nào bắt đầu giặt thì chúng ta mới bỏ quần áo vào máy giặt. Nhưng nhiều người có thói quen vứt quần áo khô vào máy giặt, dồn mấy ngày liền mới giặt. Đây là một thói quen không tốt, làm cho quần áo nhiều vi khuẩn hơn và tạo gánh nặng cho lồng giặt.

TỦ LẠNH

18 điều các chị em nội trợ nhất định đừng làm với đồ gia dụng, nồi cơm điện tưởng dễ dùng nhất mà vẫn có 2 điều cấm kỵ-2

5. Vận chuyển tủ lạnh theo chiều ngang

Khi vận chuyển tủ lạnh, điều cấm kị là vận chuyển ngang bởi nó ảnh hưởng đến dàn hệ thống lạnh bên trong, làm cho tuổi thọ tủ lạnh ngắn đi. Nếu di chuyển, tủ lạnh nên được di chuyển thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 40°.

6. Sử dụng tủ lạnh ngay sau khi mang về nhà

Đừng vội vui mừng sử dụng ngay tủ lạnh mới khi mang về nhà. Theo khuyến cáo, nên đợi trong khoảng thời gian từ 4 đến 15 tiếng sau đó mới cắm điện sử dụng. Nếu không, sẽ làm cho máy nén bị rò rỉ nước ra ngoài và làm hỏng cả hệ thống bên trong.

7. Để đồ ăn nóng vào tủ lạnh

Việc để đồ ăn nóng trong tủ lạnh sẽ làm tăng gánh nặng khi hoạt động và dễ hỏng tủ. Tốt nhất, bạn nên để đồ ăn nguội hẳn rồi mới cho vào. Khi cho vào tủ phải bọc kín, không để cho hơi bay ra, gây mùi khó chịu.

8. Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên cả trong lẫn ngoài

Việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên cả bên trong lẫn bên ngoài rất quan trọng giúp tuổi thọ tủ được lâu hơn. Nên sử dụng miếng vải hoặc hút bụi để loại bỏ bụi bẩn bên ngoài tủ.

NỒI CƠM ĐIỆN

18 điều các chị em nội trợ nhất định đừng làm với đồ gia dụng, nồi cơm điện tưởng dễ dùng nhất mà vẫn có 2 điều cấm kỵ-3

9. Nấu cơm mà không lau khô đáy nồi

Ngay cả khi bạn bận rộn đến đâu cũng đừng quên việc lau khô đáy nồi cơm điện trước khi sử dụng. Nếu đáy nồi vẫn còn ướt, có thể gây ra đoản mạch, hỏng nồi.

10. Dùng miếng cọ bằng thép làm sạch nồi cơm điện

Việc làm sạch nồi cơm điện không cần dùng nhiều lực chà rửa và không nên sử dụng miếng cọ rửa bằng thép sẽ gây vết xước khiến chóng hỏng nồi. Bạn nên ngâm nồi trước, sau đó dùng miếng bọt biển chà nhẹ là đủ.

LÒ VI SÓNG

18 điều các chị em nội trợ nhất định đừng làm với đồ gia dụng, nồi cơm điện tưởng dễ dùng nhất mà vẫn có 2 điều cấm kỵ-4

11. Để đồ vật xung quanh lò vi sóng 

Nên để các đồ vật ở nơi khác, tránh xa lò vi sóng. Bởi khi lò vi sóng tỏa nhiệt, làm cho các vật xung quanh nóng lên, dễ gây tia lửa điện. Tốt nhất nên để lò vi sóng ở chỗ thông thoáng và không để trên nóc tủ lạnh, trên lò nướng.

12. Cho quá nhiều thực phẩm dầu mỡ vào lò vi sóng 

Tốt nhất bạn nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng lò vi sóng. Không nên đặt những món nhiều mỡ trong lò vi sóng vì nhiệt độ cao dầu mỡ sẽ bắn tung tóe trong lò, khó vệ sinh, ảnh hưởng tới động cơ.

13. Hâm nóng thức ăn bằng hộp đựng thông thường

Hãy nhớ khi sử dụng lò vi sóng, bạn phải lựa chọn bát, hộp đựng thức ăn phù hợp để đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến thực phẩm và tránh gây cháy nổ. 

MÁY NƯỚNG BÁNH MÌ

18 điều các chị em nội trợ nhất định đừng làm với đồ gia dụng, nồi cơm điện tưởng dễ dùng nhất mà vẫn có 2 điều cấm kỵ-5

14. Đặt máy nướng bánh mì ở nơi không phù hợp

Mặt dù máy nướng bánh mì hoạt động khá đơn giản nhưng nên đặt ở những nơi an toàn. Không đặt ở nơi có nước, không đặt gần các vật dễ cháy nổ như rèm cửa hoặc giẻ lau nhằm ngăn ngừa những tai nạn dễ xảy ra.

15. Không làm sạch máy nướng bánh mì

Việc sử dụng máy nướng bánh mì mà không làm sạch mỗi ngày sẽ khiến máy nhanh chóng bị hỏng. Tốt nhất, bạn nên vệ sinh sau mỗi lần sử dụng để ngăn chặn vụn bánh mì làm tắc nghẽn hệ thống bên trong.

16. Nướng tất cả các loại bánh mì

Máy nướng bánh mì không có nghĩa là bạn sử dụng cho tất cả loại bánh mì. Theo các chuyên gia, máy nướng bánh mì chỉ nên được sử dụng cho bánh mì cắt lát hoặc bánh mì khô. Đối với bánh mì nướng bơ thì không nên nướng.

MÁY XAY

18 điều các chị em nội trợ nhất định đừng làm với đồ gia dụng, nồi cơm điện tưởng dễ dùng nhất mà vẫn có 2 điều cấm kỵ-6

17. Xay đồ ăn còn nóng

Rất nhiều người xay thực phẩm còn nóng sẽ dễ làm hỏng lưỡi dao trong máy. Tốt nhất bạn nên để nguội sẽ an toàn hơn nhiều.

18. Nhấn nút xay quá lâu

Nếu bạn xay thực phẩm trong thời gian quá lâu sẽ khiến máy bị quá tải, dễ cháy mô tơ. Bạn chỉ nên dùng máy xay khoảng 30 giây rồi nghỉ vài giây, sau đó tiếp tục xay.

Theo Minh Minh - Vietnamnet


mẹo vặt gia đinh


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.