5 sai lầm sử dụng tủ lạnh gây tốn điện, hại tủ, thực phẩm nhanh hỏng: Số 2 nhà nào cũng mắc phải

Tủ lạnh dùng để bảo quản thực phẩm nhưng nếu không sử dụng đúng cách thì đồ ăn còn hỏng nhanh hơn.

Cài đặt nhiệt độ quá thấp

Nhiều gia đình cho rằng để nhiệt độ càng thấp, thực phẩm càng được bảo quản tốt, để được lâu hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho các thực phẩm, đặc biệt là rau củ sẽ bị "cháy lạnh", khô héo, thậm chí đóng băng. Khi đó, thực phẩm không chỉ không còn độ tươi ngon mà lượng dinh dưỡng cũng suy giảm. Ngoài ra, để nhiệt độ càng thấp, tủ lạnh càng tiêu tốn nhiều điện năng và có thể gặp tình trạng quá tải, giảm tuổi thọ.

Dự trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

5 sai lầm sử dụng tủ lạnh gây tốn điện, hại tủ, thực phẩm nhanh hỏng: Số 2 nhà nào cũng mắc phải-1

Tủ lạnh dùng để trữ đồ ăn nhưng tích trữ quá nhiều cũng là điều không tốt. Để quá nhiều đồ trong tủ lạnh sẽ khiến tủ không có chỗ lưu thông khí, dàn lạnh sẽ phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ phù hợp, gây tốn nhiều điện.

Ngoài ra, xếp quá nhiều đồ trong tủ lạnh có thể khiến vi khuẩn từ thực phẩm này nhiễm sang thực phẩm khác.

Bạn cũng dễ bỏ quên thực phẩm khi xếp quá nhiều trong tủ. Những món nằm phía trong hầu như không có cơ hội được sử dụng.

Vì vậy, bạn nên tránh nhồi nhét quá nhiều đồ vào tủ. Hãy để mọi thứ xen kẽ, tạo sự thông thoáng để khí lạnh lan đều ra khắp tủ, đảm bảo nhiệt độ được duy trì ổn định, thực phẩm luôn được giữ ở trạng thái tươi ngon.

Sắp xếp thực phẩm sai cách

Nhiều người có thói quen để trứng, sữa ở ngay cửa tủ lạnh. Điều này có thể khiến thực phẩm nhanh hỏng hơn. Nguyên nhân là do phần cánh tủ lạnh có nhiệt độ cao hơn và thường xuyên bị tác động do việc mở của tủ nên khả năng làm lạnh không tốt.

5 sai lầm sử dụng tủ lạnh gây tốn điện, hại tủ, thực phẩm nhanh hỏng: Số 2 nhà nào cũng mắc phải-2

Một sai lầm khác là để thịt sống ở ngăn trên cùng. Nếu chẳng may thịt rò rỉ nước ra sẽ làm các thực phẩm bên dưới bị nhiễm khuẩn. Do đó, bạn nên để thịt sống ở tầng dưới cùng, các loại đồ ăn chín, đồ ăn dùng trực tiếp sẽ để ở các ngăn phía trên.

Đặt thực phẩm chín và sống lẫn lộn

Vi khuẩn trong thực phẩm sống có thể lây lan sang thực phẩm chín nếu bạn để chúng quá gần nhau. Trong số các loại vi khuẩn, Listeria là một loại nguy hiểm, dễ gây ngộ độc và chúng có thể sinh sôi tốt trong môi trường nhiệt độ thấp của tủ lạnh. Vi khuẩn này thường được tìm thấy trên các loại thịt sống. Khi ăn phải loại vi khuẩn này, con người sẽ có các biểu hiện ngộ độc như nôn mửa, tiêu chảy, viêm màng não...

Tốt nhất bạn nên bảo quản thịt sống và các đồ ăn chín ở những ngăn riêng. Khi đặt cùng ngăn thì phải cho các thực phẩm vào hộp kín có nắp đậy hoặc bọc kín bằng màng bọc thực phẩm.

Đồ ăn lấy từ tủ lạnh ra nên được hâm nóng để tiêu diệt vi khuẩn. Đối với rau củ thì cần rửa bằng nước sạch trước khi ăn.

Bỏ thức ăn nóng vào tủ lạnh

Không ít người có thói quen để thức ăn vẫn còn nóng vào tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, nhiệt tỏa ra từ những món ăn này sẽ khiến nhiệt độ trong khoang tủ tăng lên. Khi đó, tủ lạnh sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn để đưa nhiệt độ về mức cài đặt, gây hao tổn nhiều điện năng.

Vì vậy, bạn nên chờ cho các món ăn nguội hẳn rồi mới bỏ vào trong tủ lạnh. Đồ ăn nên được bọc kỹ hoặc đựng trong hộp có nắp đậy.

Theo Saì Gòn Thể Thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/5-sai-lam-su-dung-tu-lanh-gay-ton-dien-hai-tu-thuc-pham-nhanh-hong-so-2-nha-nao-cung-mac-phai.html

tủ lạnh

mẹo vặt gia đình


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.