7 món đồ trong nhà tắm phải thay mới thường xuyên, giữ lại chỉ hại thân

Nếu muốn để thùng rác trong phòng tắm thì nhất thiết phải dùng loại có nắp đậy và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Phòng tắm được thiết kế tích hợp với nhà vệ sinh là nơi có chứa nhiều tóc, da chết và có độ ẩm cao nhất trong nhà. Do đó, đây cũng là môi trường hoàn hảo để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên thay mới những vật dụng dưới đây theo định kỳ.

Khăn mặt

Cho dù khăn mặt hay khăn tắm còn rất mới, thơm tho sạch sẽ nhưng các bạn nên nhớ chúng có thể là nơi trú ngụ của hàng triệu con vi khuẩn sau một thời gian sử dụng.

7 món đồ trong nhà tắm phải thay mới thường xuyên, giữ lại chỉ hại thân-1


Khăn mặt thường được dệt bằng chất liệu cotton, lâu ngày vi khuẩn rất dễ ký sinh trong các kẽ sợi bông, khó làm sạch. Việc phơi nắng hay luộc với nhiệt độ cao chỉ tạm thời khống chế không làm cho số lượng vi khuẩn sinh sôi. Hơn nữa, khăn dùng lâu cũng sẽ cứng, có hại cho da. Tuy vậy nhưng nhiều người lại có thói quen dùng khăn mặt cả năm, thậm chí dùng đến khi cũ, sờn rách mới thay. Đây là một thói quen có hại. Tốt nhất nên thay chúng khi đã sử dụng được từ 3-4 tháng/lần.

Thùng rác không có nắp đậy

Nhiều gia đình thường đặt thùng rác trong phòng tắm để bỏ giấy vệ sinh, rác thải lặt vặt. Tuy nhiên, mọi người không ý thức được rằng những loại giấy rác đó là nơi sản sinh ra vi khuẩn, đặc biệt là loại vi khuẩn E.coli với khả năng phát tán cực nhanh. Vì vậy, nếu muốn để thùng rác trong phòng tắm thì nhất thiết phải dùng loại có nắp đậy và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

7 món đồ trong nhà tắm phải thay mới thường xuyên, giữ lại chỉ hại thân-2

Bột giặt, chất tẩy rửa

Hầu hết các loại chất tẩy rửa đều chứa dichlorobenzene, loại hóa chất độc hại có thể gây kích ứng đường hô hấp nếu hít phải thường xuyên. Việc để chúng trong căn phòng có diện tích nhỏ, không khí ít lưu thông như phòng tắm lâu ngày sẽ gây hại cho cả gia đình.

Bông tắm

Sử dụng bông tắm mỗi ngày sẽ khiến cho lượng da chết tích tụ trong bông tắm ngày càng nhiều lên. Cùng với điều kiện ẩm thấp và ẩm ướt của phòng tắm, vi khuẩn sẽ càng có cơ hội để phát triển. Đó là lý do tại sao bạn nên thay bông tắm 3 tuần một lần và phải kiểm tra nấm mốc thường xuyên.

7 món đồ trong nhà tắm phải thay mới thường xuyên, giữ lại chỉ hại thân-3

Giặt khăn tắm mỗi ngày

Mỗi cá nhân nên có 2-3 chiếc khăn tắm trong phòng tắm để thay phiên sử dụng. Sau mỗi lần tắm bạn nên giặt luôn khăn tắm để loại bỏ vi khuẩn rồi phơi khô. Nhờ vậy, mỗi lần tắm bạn đều được sử dụng khăn sạch. Và cũng giống như khăn mặt, bạn không nên dùng một chiếc khăn tắm quá lâu so với thời gian sử dụng của chúng, đừng để đến khi vải khô cứng, sờn rách mới thay.

Bàn chải đánh răng

Phòng tắm không phải là khu vực sạch nhất trong nhà mà thậm chí nó còn là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Do đó, bạn nên tìm đến những nơi khô ráo để cất giữ bàn chải.

Bên cạnh đó, hãy chú ý đặt bàn chải theo chiều thẳng đứng, để ráo nước và thay mới sau 3 tháng nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

7 món đồ trong nhà tắm phải thay mới thường xuyên, giữ lại chỉ hại thân-4

Mút trang điểm

Cũng giống như mút rửa bát trong nhà bếp, mút trang điểm cũng là một mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, cần rửa sạch chúng bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng sao cho khi vắt, màu phấn nhạt dần. Cứ làm như vậy cho đến khi nước vắt ra từ mút sạch hoàn toàn rồi phơi khô. Nếu thực hiện việc này thì bạn chỉ cần thay mới mút trang điểm 6 tháng một lần.

 

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/7-mon-do-trong-nha-tam-phai-thay-moi-thuong-xuyen-giu-lai-chi-hai-than-512020144122358144.htm

mẹo vặt

mẹo vặt gia đình

mẹo vặt cuộc sống


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.