Giày thể thao bị mốc, đừng lo, hãy dùng ngay thứ này vừa đơn giản lại tiết kiệm tiền

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho giày của bạn bị mốc nhưng chủ yếu vẫn là do giày ướt, ẩm không được làm khô kịp thời. Điều này làm cho đôi giày mất đi phom dáng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi chân người mang. Vì vậy, việc làm sạch giày bị nấm mốc là việc làm vô cùng cần thiết.

Baking soda

Đầu tiên, tháo dây buộc và lót giày. Làm sạch nhẹ phần thân giày bằng bàn chải có lông mềm. Đồng thời, làm sạch dây giày và lót giày bằng xà phòng để loại bỏ bụi bẩn và chất bẩn khác. Sau đó sử dụng khoảng 1 - 2 muỗng baking soda với 1 lượng nước ấm đủ để tạo thành một dung dịch nhão, rồi dùng bàn chải đã nhúng vào dung dịch baking soda và nước, chà nhẹ nhàng các vùng giày bị mốc. Tập trung vào các vết mốc và vùng bị ôi, bẩn nhiều nhất. Chà nhẹ nhàng và đều đặn để dung dịch có thời gian tác động lên mốc và làm sạch. 

Tiếp đến chúng ta để hỗn hợp baking soda và nước trên giày trong khoảng 25 - 30 phút cho khô lại. Cuối cùng rửa sạch giày bằng nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn hỗn hợp baking soda và nước. Lưu ý, rửa sạch từng góc và khe hở trên giày.

Giày thể thao bị mốc, đừng lo, hãy dùng ngay thứ này vừa đơn giản lại tiết kiệm tiền-1
Làm sạch giày bằng baking soda.

Giấm trắng

Pha một ít giấm trắng với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sử dụng một bàn chải mềm hoặc miếng vải sạch thấm vào dung dịch này và chà nhẹ nhàng lên vết mốc, bạn có thể thực hiện quy trình này vài lần với vết mốc cứng đầu. Sau khoảng 15 – 20 phút, lau khô giày và để ở nơi thoáng khí. Lưu ý, nếu áp dụng cách này đối với giày thể thao màu trắng, bạn cần thử trên một vị trí nhỏ để đảm bảo giấm không làm thay đổi màu sắc của giày.

Khoai tây

Đầu tiên cắt khoai tây thành từng lát mỏng, chà nhẹ nhàng lên vùng bị mốc trên giày trong vài phút. Sau đó để khoảng 30 – 40 phút, enzym trong khoai tây sẽ giúp làm sạch và loại bỏ mốc nhanh chóng. Sau đó bạn dùng một miếng vải hoặc giấy lau để lau sạch vùng bị mốc cũng như nhựa khoai tây trên giày và để khô ở nơi thoáng mát.

Sáp nến

Đây là một trong những cách xử lý giày bị mốc hiệu quả nhất và được khuyến khích áp dụng cho giày da lộn. Tuy nhiên cách này chỉ thực sự hiệu quả đối với những đôi giày có ít vết mốc hoặc mới bị mốc. Những đôi giày lâu năm hoặc để mốc quá mức sẽ không thể áp dụng thành công cách này. Đầu tiên lấy sáp nến sau đó xoa trực tiếp sáp nến lên bề mặt đôi giày bị mốc. Sau đó dùng máy sấy thổi khô những vùng có vết mốc. Và dùng nước sạch để rửa lại 1 lần nữa cho sạch các vết mốc.

Giày thể thao bị mốc, đừng lo, hãy dùng ngay thứ này vừa đơn giản lại tiết kiệm tiền-2
Đây là một trong những cách xử lý giày bị mốc hiệu quả nhất và được khuyến khích áp dụng cho giày da lộn.

Bảo quản tránh để giày bị mốc hiệu quả

Để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc trên giày dép, hãy lưu ý bảo quản giày của bạn đúng cách. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian vệ sinh giày và đảm bảo chất lượng giày theo thời gian.

Bảo quản giày ở những không gian khô thoáng

Nên bảo quản giày dép ở nơi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên chiếu vào có thể giúp giày dép không bị ẩm mốc. Ánh sáng tự nhiên cũng có thể giúp làm sạch các vết nấm mốc nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Bảo quản giày với túi nilon

Nếu giày của bạn chưa muốn sử dụng thì hãy giữ chúng trong túi nilon hoặc phủ một lớp mỡ động vật bên ngoài để không hình thành nếp nhăn. Điều này sẽ giúp giày da không bị ẩm vì ẩm là nguyên nhân chính gây ra nấm móc.

Dùng hạt hút ẩm

Một cách tuyệt vời để ngăn ngừa nấm mốc mà bạn không nên bỏ qua là sử dụng những hạt hoặc túi hút ẩm (Silicagel). Loại chất hút ẩm này có thể giúp bảo quản giày dép cực tốt và ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn.

Theo GĐXH

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/giay-the-thao-bi-moc-dung-lo-hay-dung-ngay-thu-nay-vua-don-gian-lai-tiet-kiem-tien-172240829234706567.htm?fbclid=IwY2xjawE-GeVleHRuA2FlbQIxMAABHZ-7NTbofgAkbGx5XAZ_WXC6X7ZW6Nk8C7s77X8KLjnkK4-QrguOxcqTFQ_aem_E_Zarn7C0goLzlhmpBCZuQ

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.