- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không phải nước nóng, nấm hương ngâm theo cách này mới sạch hẳn, thơm hết mức và không bị mất chất
Nấm hương khô là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn Á Đông. Tuy nhiên, việc sơ chế nấm hương trước khi nấu lại gây không ít băn khoăn cho các bà nội trợ.
Như chúng ta đã biết, nấm hương, còn được gọi là nấm đông cô, được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực Việt nhờ hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế mà muốn giữ được chất dinh dưỡng có trong nấm khô thì chúng ta cần có cách để ngâm nấm cho đúng, giúp nấm mềm, dậy mùi hương đặc trưng vốn có. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta phương pháp ngâm nấm đúng cách.
Giá trị dinh dưỡng của nấm hương
Chất đạm: Chất đạm trong nấm hương giúp xây dựng, duy trì cơ bắp và các cấu trúc tế bào khác trong cơ thể.
Vitamin và khoáng chất: Nấm hương chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B, kali, sắt và magie. Các chất này đóng vai trò quan trọng, giúp chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch.
Giá trị dinh dưỡng của nấm hương là rất cao.
Chất xơ: Nấm hương cung cấp một lượng chất xơ đáng kể, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và duy trì sức khỏe đường ruột.
Chất chống oxy hóa: Nấm hương cũng chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol và beta-glucan, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do và các tác nhân gây hại khác.
Axit amin thiết yếu: Nấm hương chứa nhiều axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp, bao gồm lysine, methionine, và threonine...
Cách sơ chế
Nấm hương là một nguyên liệu thơm ngon, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần phải biết cách sơ chế để giữ được dưỡng chất bên trong và tránh ngộ độc.
Đầu tiên, bạn cắt bỏ phần gốc nấm hoặc dùng dao cạo bỏ phần vỏ đen ở chân nấm vì chân nấm thường là nơi chứa nhiều bụi bẩn và có chất độc. Sau đó, rửa nấm sơ dưới vòi nước sạch, bạn dùng tay chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, tránh ngâm nấm trong nước quá lâu vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng, ngoài ra còn có thể làm nấm sản sinh ra độc tố morpholine.
Khi ngâm bạn để phần chân nấm tiếp xúc với nước, mũ nấm phía trên.
Cách ngâm nấm đúng cách
Sử dụng muối nở ăn được
Theo Kiến Thức, ngâm nấm hương khô trong nước lạnh hay nước nóng đều không rửa sạch được chất bẩn bám trên nấm hương khô, ăn vào sẽ có tạp chất trong dạ dày, chắc chắn sẽ gây khó chịu cho cơ thể.
Cách ngâm nấm hương khô đúng cách là bạn cho nấm vào tô lớn, sau đó đổ một lượng muối nở vừa đủ vào, sau đó đổ thêm nước sạch. Ngâm đến nở ra thì rửa nhẹ dưới vòi nước chảy, đến khi nấm sạch hoàn toàn.
Cách ngâm nấm hương khô đúng cách là bạn cho nấm vào tô lớn, sau đó đổ một lượng muối nở vừa đủ vào, sau đó đổ thêm nước sạch.
Sử dụng đường
Nấm hương khô khi đã ngâm bằng muối nở rất sạch về phần bề mặt, nhưng lúc này muốn nấm hương tỏa ra mùi thơm đặc trưng thì chúng ta cần cho nấm hương đã ráo nước vào tô lớn, sau đó cho một lượng đường nhỏ vào, rồi đổ thêm một lượng nước ấm khoảng 79°C, đậy kín nắp lại, chờ trong vòng mười lăm phút. Lúc này, nấm giải phóng các enzym phân giải nhân bên trong của và thúc đẩy quá trình tạo bọt của nấm, để nấm hương trở nên thơm và ngon hơn.
Sử dụng tinh bột
Sau khi ngâm nấm nở, hãy rắc một thìa tinh bột lên nấm hương đã ngâm, đổ một lượng nước thích hợp và xoa đều cho đến khi loại bỏ hết tạp chất bám trên nấm. Lúc này nước sẽ chuyển sang màu nâu vàng, hãy rửa nấm lại cho đến khi nước trong.
Theo GĐXH
-
Mẹo vặt11 giờ trướcSữa hạt là loại thức uống bổ dưỡng và rất dễ làm. Tuy nhiên, sữa hạt tự làm tại nhà không có chất tạo độ kết dính, không sử dụng chất bảo quản nên sẽ không để được lâu và rất dễ hỏng. Hãy bảo quản sữa hạt đúng cách để làm sữa không mất đi dinh dưỡng vốn có.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNếu không biết cách chọn vú sữa ngon, nguy cơ bạn mua phải những quả xanh, nhạt, đắng... rất lớn; một số dấu hiệu có thể "mách" cho bạn đâu là quả vú sữa ngon.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều người cho rằng thịt để lâu ngày trong tủ lạnh dễ nhiễm vi sinh vật, dẫn đến ngộ độc thực phẩm khi sử dụng, vậy thịt để tủ lạnh cả tháng có nên ăn?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều chuyên trang du lịch khuyến cáo du khách cân nhắc trước khi sử dụng những chiếc ấm đun nước siêu tốc trong phòng khách sạn.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcXe máy giải nhiệt kém hơn ô tô, vòng tua máy cao hơn và đặc biệt dầu xe máy có độ bền kém hơn dầu ô tô, do đó cần thay sớm hơn.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcQuan sát phía ngoài máy bay, nhiều người thắc mắc tại sao cánh quạt của động cơ có hình vòng xoáy, liệu thiết kế này chỉ mang tính thẩm mỹ hay có tác dụng khác?
-
Mẹo vặt2 ngày trướcKhông ít người có cảm giác dễ bị say khi đi ô tô tiện hơn là xe xăng, vì sao lại như vậy?
-
Mẹo vặt2 ngày trướcViệc sử dụng điều hòa ô tô khi xe ngừng hoạt động hay khi khởi động xe khiến ắc-quy phải gắng sức huy động nguồn điện để chạy quạt gió, làm giảm tuổi thọ ắc quy.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcMặc dù đây là loại thực phẩm không thể để lâu, một số cách bảo quản đậu phụ có thể giúp bạn duy trì chất lượng và sự an toàn của món này trong khá nhiều ngày.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcKhông chỉ giúp giảm độ hăng, việc ngâm hành tây trong nước lọc trước khi dùng chế biến món ăn còn có một số tác dụng khác.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcKính lái ô tô sử dụng lâu ngày rất dễ ố mốc, bám bụi bẩn, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như an toàn khi lái xe.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcVới những tài xế mới, việc cảm nhận những thay đổi của vận tốc, tiếng máy, tay lái rung lắc, xe tròng trành khi bị thủng lốp, hết hơi khá là khó khăn.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcNhiều khách sạn trên thế giới 'né' tầng 13, bằng cách nhảy cóc từ tầng 12 lên 14 hoặc đổi tên tầng 13 thành 12B, 14A.