Mẹo giúp trẻ học online trên TV để tránh mỏi mắt

Những cách giúp phụ huynh kết nối smartphone hoặc tablet với TV, giúp con em học online dễ dàng, đỡ mỏi mắt trên màn hình kích thước lớn.

Mẹo giúp trẻ học online trên TV để tránh mỏi mắt-1
Sử dụng AirPlay 2 trên iPhone và iPad: Người dùng thiết bị iOS có thể chiếu màn hình lên TV thông qua tính năng AirPlay 2 bằng cách vào Control Center > Phản chiếu màn hình rồi nhấn vào tên TV cần kết nối (TV và iPhone cần vào cùng mạng Wi-Fi). Lúc này, màn hình và âm thanh của iPhone, iPad sẽ được phát lên TV. Phụ huynh vẫn cần đặt iPhone, iPad trước mặt người học để sử dụng webcam và micro. Ảnh: Guiding Tech.

Mẹo giúp trẻ học online trên TV để tránh mỏi mắt-2
Để sử dụng tính năng này, TV cần hỗ trợ AirPlay 2, có thể kiểm tra danh sách tương thích tại đây. Người dùng cần bật trước AirPlay 2 trong phần cài đặt trên TV. Nếu TV không hỗ trợ AirPlay 2, phụ huynh có thể mua những thiết bị như Roku TV (hàng xách tay) hoặc Apple TV, được bán chính hãng với giá từ 4,6 triệu đồng cho thế hệ mới nhất. Ảnh: The Verge.

Mẹo giúp trẻ học online trên TV để tránh mỏi mắt-3
Sử dụng Miracast trên smartphone Android: Người dùng smartphone hoặc tablet Android có thể sử dụng Miracast để chiếu màn hình lên TV. Ra đời từ năm 2012, Miracast hiện đã có mặt trên hầu hết smartphone Android và TV từ nhiều hãng khác nhau. Người dùng có thể xem hướng dẫn của từng nhà sản xuất để kích hoạt và kết nối Miracast. Do giao thức là cần Wi-Fi Direct (điện thoại sẽ phát Wi-Fi), cần chú ý đặt điện thoại gần TV để đảm bảo kết nối ổn định. Ảnh: How-To Geek.

Mẹo giúp trẻ học online trên TV để tránh mỏi mắt-4
Sử dụng Chromecast: Một số mẫu TV được tích hợp Chromecast của Google, cho phép chiếu hình ảnh, video hoặc màn hình từ smartphone qua mạng Wi-Fi. Người dùng cần vào cài đặt trong TV để kích hoạt Chromecast, sau đó tìm tính năng chiếu màn hình trên điện thoại rồi kết nối với TV. Trên smartphone Pixel, tính năng này có tên Cast Screen còn Samsung là Smart View. Xem danh sách TV hỗ trợ Chromecast tại đây. Ảnh: Android Police.

Mẹo giúp trẻ học online trên TV để tránh mỏi mắt-5
Trong trường hợp TV không hỗ trợ AirPlay, Miracast, Chromecast hoặc TV đời cũ không có Internet, người dùng cần mua Chromecast hoặc set-top-box tích hợp Android TV, hỗ trợ các giao thức trên để kết nối và chiếu màn hình từ smartphone. So với màn hình nhỏ trên điện thoại, kích thước lớn của TV giúp việc theo dõi bài dễ dàng hơn. Ảnh: Android Authority.

Mẹo giúp trẻ học online trên TV để tránh mỏi mắt-6
Cài ứng dụng học online trên TV Android: Với các loại TV hoặc set-top-box chạy Android tiêu chuẩn, người dùng có thể vào Play Store rồi tải ứng dụng học online để sử dụng ngay trên TV. Tuy nhiên nếu sử dụng cách này, phụ huynh cần tự trang bị webcam, chuột và bàn phím. Trong trường hợp TV hoặc set-top-box chạy Android TV, cần tải phần mềm dưới dạng file APK từ nguồn ngoài rồi mới cài đặt. Ảnh: Gadgets Now.

Mẹo giúp trẻ học online trên TV để tránh mỏi mắt-7
Cài ứng dụng trình chiếu trên TV Android: Phụ huynh cũng có thể tải một số ứng dụng như Screen Mirror, ApowerMirror... để kết nối màn hình smartphone với TV. Tuy nhiên nếu kết nối bằng Wi-Fi, hình ảnh sẽ có độ trễ. Ngoài ra, ứng dụng bên thứ 3 thường hạn chế tính năng, buộc trả tiền hoặc chỉ dùng miễn phí trong một thời gian nhất định. Ảnh: Apowersoft.

Mẹo giúp trẻ học online trên TV để tránh mỏi mắt-8
Sử dụng cáp kết nối: Phụ huynh có thể sử dụng cáp HDMI nếu muốn độ trễ tín hiệu thấp hơn, hoặc không thể áp dụng giải pháp không dây. Hầu hết TV hiện nay được trang bị cổng HDMI, tuy nhiên cần mua cáp/adapter từ USB-C sang HDMI hoặc Lightning sang HDMI để kết nối smartphone, tablet với TV. Sau khi kết nối, chỉ cần chỉnh đầu vào trên TV sang cổng HDMI tương ứng để xem nội dung. Để đảm bảo chất lượng hình ảnh, nên xoay ngang màn hình điện thoại khi học, sạc đầy pin cho thiết bị. Ảnh: Business Insider.

 

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/cach-ket-noi-smartphone-voi-tv-de-hoc-online-post1261184.html?fbclid=IwAR074Q7gUTRMqFqvxjwmU_0afCMe4KKAkTtUiFpzAYB8eMnw7JP0vmZYwhA

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.