Nồi cơm điện bong lớp chống dính có hại gì?

Rất nhiều người băn khoăn liệu có phải thay mới nồi cơm điện khi lớp chống dính đã bị bong tróc, và nếu tiếp tục dùng thì có nguy hiểm hay không.

Nồi cơm điện dùng lâu ngày thường bị bong tróc lớp chống dính nhưng máy móc vẫn hoạt động tốt. Trong trường hợp đó, nhiều người rất băn khoăn không biết có nên tiếp tục sử dụng và nếu vẫn dùng thì có hại gì không. Câu trả lời của các chuyên gia là có.

Tác hại của nồi cơm điện bong lớp chống dính

Hiện nay, tất cả các sản phẩm nồi cơm điện đều sử dụng chất chống dính teflon. Bình thường, chất này bị phân hủy ở nhiệt độ từ 300 – 400 độ C, trong khi nhiệt độ của nồi khi nấu cơm không bao giờ vượt quá 250 độ C.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, teflon được xem là một chất khó hấp thụ, nếu đi vào cơ thể người cũng sẽ bị cơ thể đào thải ra. Do vậy, bạn có thể yên tâm rằng, cho dù bạn lỡ ăn phải một chút chất chống dính của nồi cơm, chúng cũng sẽ bị loại khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, hoàn toàn không tích tụ lại.

Nồi cơm điện bong lớp chống dính có hại gì?-1
Tác hại của nồi cơm điện bong lớp chống dính là gì?

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tình trạng nồi cơm điện bong lớp chống dính không gây hại. Phần độc hại lại chính là lớp keo để gắn chất teflon với lòng nồi nhôm. Chất này dễ bị phân hủy khi tương tác với nhiệt độ cao, về lâu dài sẽ tạo nên các chất nguy hại cho cơ thể con người khi được đun nóng . Nếu thường xuyên sử dụng nồi cơm điện bị bong lớp chống dính, lớp keo sẽ cùng thực phẩm đi vào cơ thể, sức khỏe của người sử dụng cũng bị ảnh hưởng.

Cơm điện bong lớp chống dính có nên thay?

Nếu nồi cơm điện nhà bạn là một sản phẩm nhà bếp tiện ích có thương hiệu uy tín và thuộc dòng chống dính tốt, khi lòng nồi bị trầy xước ít, bạn không cần lo lắng gì. Khi đó, việc bạn cần làm là tráng lại lớp chống dính cho nồi cơm và tiếp tục sử dụng. 

Để tránh tác hại của nồi cơm điện bong lớp chống dính, trong trường hợp lòng nồi cơm điện bị tróc quá nhiều khiến cơm nấu bị dính vào nồi, gây cháy, khê hoặc gây khó khăn cho việc lau chùi, vệ sinh, hãy xem xét việc mua một chiếc nồi cơm mới, chính hãng, chất lượng tốt để thay thế.

Cách bảo quản lớp chống dính của nồi cơm điện

Lớp tráng chống dính nồi cơm điện là thành phần rất quan trọng vì nó tiếp xúc trực tiếp với cơm. Do đó bạn cần lưu ý bảo quản để kéo dài tuổi thọ của nồi và có những bữa cơm thơm ngon, an toàn.

Nếu là nồi cơm điện thương hiệu uy tín, lớp chống dính rất khó bị trầy xước khi nấu nướng và vệ sinh. Nhưng khi bạn dùng các dụng cụ bằng kim loại sắc, nhọn để làm sạch hoặc dùng muôi bằng kim loại để xới cơm, việc bong tróc lớp chống dính đương nhiên xảy ra.

Vì vậy, để bảo quản nồi cơm điện một cách tối ưu, bạn nên chọn muôi nhựa hoặc gỗ khi xới cơm để không làm ảnh hưởng đến lớp chống dính. Nồi cơm điện phủ lớp tráng lớp chống dính bên trong nên việc vệ sinh cũng rất tiện lợi, chỉ cần dùng khăn vải mềm nhúng nước rửa chén là có thể làm sạch hoàn toàn.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua nồi cơm điện cũng chỉ ra rằng, bạn nên chú ý đến lớp chống dính của nồi bằng cách mở nồi kiểm tra thật kỹ xem có vết xước nào không, nếu có thì bạn nên lựa chọn một sản phẩm khác bởi vì chỉ cần một vết xước nhỏ thì nồi cơm điện bị tróc lớp chống dính rất nhanh.

Ngoài ra, bạn không nên mua những sản phẩm không uy tín, có xuất xứ không rõ ràng bởi những sản phẩm đó thường dùng các nguyên liệu không đạt chuẩn để sản xuất nên nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ sức khỏe con người.

Theo VTC news

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/noi-com-dien-bong-lop-chong-dinh-co-hai-gi-ar815703.html

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.