Xử lý dầu ăn thừa đúng cách, bảo vệ môi trường và sức khỏe

Dầu ăn được sử dụng để chiên rán thức ăn. Mỗi khi chiên dầu còn thừa, nhiều người không biết làm sao xử lý chúng ra sao cho đúng cách.

Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong gian bếp mỗi gia đình. Tuy nhiên đối với dầu thừa đã qua sử dụng thì cần phải có cách xử lý phù hợp để tránh gây ra những tác hại không mong muốn.

Xử lý dầu ăn thừa đúng cách, bảo vệ môi trường và sức khỏe-1
Xử lý dầu ăn đúng cách giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe (Ảnh: Internet). 

Tuyệt đối không đổ dầu thừa xuống cống

Dầu ăn nhẹ hơn và không tan trong nước, có độ kết dính cao nên khi xả ra ống thoát nước sẽ bám dính trên thành ống, gây cản trở dòng chảy. Nước thải nhiễm dầu mỡ có khả năng ngấm vào đất hoặc bị cuốn theo nước mưa vào các tầng nước ngầm làm cho nước có mùi hôi, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe con người.

Xử lý dầu mỡ thừa bằng chai nhựa hoặc túi nilon

Cách đầu tiên bạn có thể xử lý lượng dầu mỡ thừa sau khi nấu ăn là gom chúng vào chai nhựa, nhưng cần chú ý để dầu nguội lại rồi mới thực hiện.

Việc gom dầu ăn lại vào chai nhựa giúp lượng dầu không bị rò rỉ ra môi trường. Bạn có thể để dầu ăn đông cứng lại trong tủ lạnh trước khi vứt đi. Tiếp theo bạn cho chai dầu thừa vào thùng rác. Cách xử lý dầu ăn như trên giúp nhân viên môi trường đỡ vất vả hơn trong việc thu gom rác thải.

Sử dụng giấy ăn để thấm bỏ dầu thừa

Nếu lượng dầu ăn không quá nhiều bạn có thể sử dụng giấy ăn để thấm hút lượng dầu. Sau khi dầu ăn đã được giấy thấm kỹ thì gói lại trong túi nilon. Bạn không nên đổ thẳng dầu ăn vào thùng rác, kể cả với lượng nhỏ vì dầu ăn ở dạng lỏng sẽ rất dễ loang ra khiến thu hút động vật gặm nhấm.

Nếu bạn không muốn thùng rác bỗng chốc bị bới tung sau một đêm thì hãy dùng giấy thấm kỹ dầu đem gói lại trong túi nilon rồi mới để vào thùng rác. Đây là cách để giúp dầu mỡ thừa hạn chế bị rò rỉ ra môi trường.

Theo Dân trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/doi-song/xu-ly-dau-an-thua-dung-cach-bao-ve-moi-truong-va-suc-khoe-20210910112604187.htm?fbclid=IwAR19_VgDLJW8u0noIAl6KVe_1m1B4vPniS7NDPERWmUiN1Ryrp93ByD8CfA#dt_source=Cate_DoiSong&dt_campaign=Top3&dt_medium=1

mẹo vặt gia đình


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.